Danh mục

Giáo trình Trồng, chăm sóc cây cao su - MĐ03: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.77 MB      Lượt xem: 78      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Trồng, chăm sóc cây cao su - MĐ03: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su giúp người học có thể lựa chọn được các loại cây giống cao su đủ tiêu chuẩn; trồng được cây cao su đúng yêu cầu kỹ thuật và có tỷ lệ sống cao; chăm sóc được vườn cây cao su kiến thiết cơ bản sinh trưởng phát triển đồng đều; quản lý vườn cây cao su đạt hiệu quả cao và sớm đưa vào khai thác mủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trồng, chăm sóc cây cao su - MĐ03: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CAO SU MÃ SỐ: MĐ03NGHỀ TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC MỦ CAO SU Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình cho nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng mục đích kinh doanh thiếu lànhmạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ03 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su” đã giải quyết rất nhiềuviệc làm cho người lao động và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Thị trường caosu toàn cầu và trong nước có nhiều triển vọng mở rộng theo đà phát triển kinh tế và xãhội của thế giới và Việt Nam. Ở nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển nhất làtừ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành cao su đã có nhữngchuyển biến quan trọng cả về tổ chức quản lý và phương thức hoạt động, đã nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời góp phầnđáng kể trong công tác cải thiện điều kiện xã hội, an ninh và môi trường. Đảng và nhànước luôn đánh giá cao và đặc biệt quan tâm đến việc phát triển cây cao su và coi đó làmột ngành kinh tế bán công, bán nông có tầm quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và ổn định chính trị. Hiện nay, có rất nhiều sách và tài liệu viết về Kỹ thuật trồng và chăm sóc câycao su Hevea brasilensis, nhưng với tinh thần trách nhiệm và tham vọng: Cô đọng –bổ sung những tiến bộ kỹ thuật cập nhật phục vụ được nhiều đối tượng tham khảo,học hỏi, Ban Xây dựng chương trình dạy nghề cho Nông dân phối hợp với Viện Giáodục và dạy nghề Trung ương, biên soạn tập tài liệu này để phổ biến trong các lớp nghề“Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su” trình độ sơ cấp, góp phần trang bị đầyđủ cho các đối tượng tham gia, để tự giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo,chủ động. Để phục vụ công tác đào tạo công nhân trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao sucho các công ty, Nông trường cao su Quốc doanh cũng như các hộ làm cao su tiểuđiền. Chúng tôi đã biên soạn và cho phát hành giáo trình “Trồng và chăm sóc cây caosu” theo mô đun. Mô đun này gồm có 12 bài: 3Bài mở đầu Bài 6: Trị bệnh CorynesporaBài 1: Chuẩn bị cây giống Bài 7: Trị bệnh loét sọc mặt cạoBài 2: Trồng cây Bài 8: Trị bệnh nấm hồng hại cao suBài 3: Chăm sóc cây cao su Bài 9: Trị bệnh Botryodiploidia hại cao suBài 4: Trị bệnh phấn trắng hại cao su Bài 10: Trị nhện, mối, sùng hại cao suBài 5: Trị bệnh héo đen đầu lá Bài 11: Pha chế thuốc Boocdo 1%, 5% Cần có quá trình phổ biến, áp dụng cho mọi đối tượng quan tâm đến nghề“Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su”, sau đó bổ sung, hoàn thiện dần, đểtập tài liệu này trở thành cuốn “Giáo trình trồng và chăm sóc cây cao su” trình độ sơcấp, do đó chúng tôi rất tha thiết mong nhận được góp ý của quý độc giả. Lần xuất bảnđàu tiên không tránh khỏi thiếu sót, chân thành biết ơn và tiếp thu mọi ý kiến xây dựngcủa quý vị. Tài liệu được biên soạn tham khảo trên các tư liệu chuyên môn, trong đó cónhững phần kỹ thuật chính xác phải trích nguyên đoạn (đặc biệt Quy trình kỹ thuật củaTập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), do vậy kính mong được sự cảm thông chấpthuận của tác giả các tài liệu tham khảo. Trong quá trình biên soạn chương trình và giáo trình xin cám ơn Thầy ChâuKim Lang đã hướng dẫn và tập huấn để hoàn thành giáo trình này. Xin cám ơn Ban lãnh đạo các công ty đã tạo điều kiện và cử các chuyên gia từcác cán bộ kỹ thuật: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước, Công ty cổ phần caosu Đồng Phú đã tham gia xây dựng chương trình và giáo trình. 4 Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự khích lệ, động viên của lãnh đạo các cấp, và sựcộng tác nhiệt tình của các đồng nghiệp, đã giúp hoàn thành tập tài liệu này trong mọtthời gian ngắn ngủi.. Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2011Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thành Công - Chủ biên 2. Phạm Văn Nha 3. Bùi Đình Ninh 4. Lưu Thị Thanh Thất 5. Nguyễn Quang Vịnh 6. Nguyễn Văn Cường 7. Nguyễn Văn Ân 8. Trần Thị LanTrường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su1428 Đường Phú Riềng Đỏ - TX. Đồng Xoài – Bình PhướcEmail: caodangcaosu@ric.edu.vn; Website: www.ric.edu.vn; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: