Danh mục

TÀI LIỆU DỊCH VÀ CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI (FLUIDS AND ELECTROLYTES)

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.35 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Anion gap (AG) (trou anionique) đo lượng các ion điện tích âm trong huyết thanh (những anion không được đo), không phải là bicarbonate (HCO3-) hay chloride (Cl-). AG được tính bằng cách trừ trị số natri (Na+) (ion điện tích dương quan trọng trong huyết thanh) với tổng số HCO3- và Cl-. Những trị số kali (K+) thường không được sử dụng trong tính toán bởi vì số lượng lớn của kali trong tế bào (155mEq) và lượng tương đối thấp của kali trong huyết thanh (chỉ khoảng 4 mEq). Công thức để xác định AG như sau :...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÀI LIỆU DỊCH VÀ CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI (FLUIDS AND ELECTROLYTES) DỊCH VÀ CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI (FLUIDS AND ELECTROLYTES) 1/ ANION GAP LÀ GÌ ? - Anion gap (AG) (trou anionique) đo lượng các ion điện tích âmtrong huyết thanh (những anion không được đo), không phải là bicarbonate(HCO3-) hay chloride (Cl-). AG được tính bằng cách trừ trị số natri (Na+)(ion điện tích dương quan trọng trong huyết thanh) với tổng số HCO3- vàCl-. Những trị số kali (K+) thường không được sử dụng trong tính toán bởivì số lượng lớn của kali trong tế bào (155mEq) và lượng tương đối thấp củakali trong huyết thanh (chỉ khoảng 4 mEq). Công thức để xác định AG nh ưsau : AG = Na+ - (Cl - + HC03 -) Giới hạn trên bình thường đối với AG thường được chấp nhận là 8-12,mặc dầu vài trung tâm dùng 10 đến 14. - Anion gap bằng hiệu số giữa cac anion “ không được đo ” và cáccation không được đo. Nơi người bình thường, các anion không được đo baogồm albumin (2mEq/L), phosphate (2mEq/L), sulfate (1mEq/L), lactate (1-2mEq/L), và các muối của axit yếu khác (3-4mEq/L). Các cation không đượcđo nổi bật gồm có calcium (5mEq/L), magnesium (2mEq/L), và các cationicimmunoglobulin. - Anion gap rộng là do hoặc là do các cation không được đo bị giảmhoặc thường hơn là do có sự gia tăng của các anion không được đo. 2/ TẠI SAO ANION GAP (AG) PHẢI ĐƯỢC TÍNH MỖI KHICẦN ĐÁNH GIÁ ĐIỆN GIẢI ĐỒ ? Một AG tăng cao có nghĩa là có một anion không được đo(unmeasured anion) nào đó, độc tố (toxin), hay axít hữu cơ trong máu. Nếuanh không tính gap, anh có thể bỏ sót một trong những chìa khóa duy nhấtđể tìm ra một bệnh hay ngộ độc có tiềm năng đe dọa mạng sống. AG cũngcho phép chia nhiễm axít (acidosis) thành hai loại : gap rộng (AG >12-14)và gap bình thường (AG 3/ CÓ HAI LOẠI NHIỄM TOAN (ACIDOSIS) : GAP RỘNG VÀGAP BÌNH THƯỜNG. CLO-HUYET NHIỄM TOAN TANG(HYPERCHLOREMIC METABOLIC ACIDOSIS) LÀ GÌ ? Một nhiễm toan tăng clo-huyết (hyperchloremic metabolic acidosis)chỉ là một tên gọi khác để chỉ nhiễm toan với AG bình thường (normal gapacidosis). Nếu AG bình thường, và công thức đối với AG = Na+ - (Cl- +HCO3-), nếu HCO3- giảm xuống, Cl- phải tăng lên, hay đơn giản hơn, trởthành tăng clo-huyết (hyperchloremic), do đó có tên nhiễm toan tăng clo-huyết (hyperchloremic metabolic acidosis). 4/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHIỄM TOAN ANION GAPRỘNG (WIDE ANION GAP METABOLIC ACIDOSIS) ? CÓ CÁCHNÀO LÀM DỂ NHỚ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ? Các axít mạnh được thêm vào dịch ngoài tế bào (với ngoại lệ HCl),làm gia tăng số các anion không được đo. Những nguyên nhân thông thườngcó thể nhớ bằng MUDPILES : M = Methanol U = Uremia (suy thận) D = DKA (diabetic ketoacidosis) hay AKA (alcoolic ketoacidosis) P = Paraldehyde, phenformin I = INH (Isoniazid) và Sắt L = Lactic acidosis E = Ethylene glycol S= Salicylate, các dung môi 5/ NHỮNG ĐẦU MỐI CHO MỖI THỰC THẾ BỆNH LÝTRONG MUDPILES ? 6/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHIỄM TOAN VỚI AG HẸP(HAY BÌNH THƯỜNG) Hãy ghi nhớ HARDUPS H : tăng thông khí (mãn tính) A : Acetazolamide ; Acid (ví dụ hydrochloric) ; Bệnh Addison R : Renal tubular acidosis (nhiễm toan ống thận). D : Diarrhea U : Uterosigmoidostomy (mở thông niệu quản-xích ma) P : Pancreatic fistula and drainage (rò và dẫn lưu tụy tạng). S : Saline (dung dịch muối đẳng trương). Điều quan trọng là cần biết rằng tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em, vànhiễm toan ống thận (renal tubular acidosis), đặc biệt là nơi người lớn, là hainguyên nhân thông thường nhất của một nhiễm toan với anion gap hẹp(narrow gap acidosis) . 7/ TẠI SAO DUNG DỊCH NORMAL SALINE (NS) HAYLACTATED RINGER (LR) NÊN ĐƯỢC CHO NƠI NGƯỜI CẦNTHAY THẾ THỂ TÍCH HƠN LÀ 0,5 NS HAY DEXTROSE IN 5%WATER ? Dịch đi vào 3 ngăn khác nhau c ủa cơ thể : (1) trong huyết quản(intravascular), (2) vào trong tế bào (intracellular), và (3) giữa huyết quản vàtế bào (khoang kẽ). Dung dịch NS và LR đi vào trong 3 ngăn, và chỉ 25%-33% ở lại trong huyết quản. Một người mất 2 đơn vị máu (1000 mL) sẽ cần3-4 L crystalloid để hồi sức thể tích. Dung dịch 0,45 NS chỉ cung cấp ½ điềumà NS hay LR cung cấp ; mỗi lít 0,45 NS cung cấp 125-175 mL cho huyếtquản (so với 250-333 mL đối với NS và LR). D5W là tệ nhất khi cố cho thểtích trong huyết quản ; nó chỉ đưa khoảng 80 mL của 1000 mL D5W vàotrong huyết quản. Phần còn lại đi vào các tế bào và khoang kẽ. 8/ DUNG DỊCH NÀO TỐT HƠN, MUỐI ĐẲNG TRƯƠNG (NS :NORMAL SALINE) HAY LACTATED RINGER (LR) ? Cả hai loại dịch đều rất tốt để thay thể tích giai đoạn sớm. NS có mộtpH 4,5 đến 5,5 và có nồng độ sodium và chloride là 155 mEq/L. NS có tínhchất sinh nhiễm toan (acidotic), c ...

Tài liệu được xem nhiều: