Danh mục

Tài liệu hệ thống lái trợ lực thủy lực

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 716.80 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ trợ lực thuỷ lực là bộ trợ lực sử dụng một phần công suất của động cơ để tạo ra áp suất dầu thuỷ lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyển hướng chuyển động của ô tô.So với các bộ trợ lực khác như trợ lực khí nén, trợ lực điện, trợ lực điện thủy lực bộ trợ lực thủy lực có cấu tạo khá đơn giản, tác động nhanh hiệu suất trợ lực cao. Với công nghệ chế tạo hiện đại cho phép thiết kế được những bộ trợ lực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hệ thống lái trợ lực thủy lực Hệ thống lái trợ lực thủy lựcBộ trợ lực thuỷ lực là bộ trợ lực sử dụng một phần công suất của động cơ để tạo raáp suất dầu thuỷ lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyểnhướng chuyển động của ô tô.So với các bộ trợ lực khác như trợ lực khí nén, trợ lực điện, trợ lực điện thủy lựcbộ trợ lực thủy lực có cấu tạo khá đơn giản, tác động nhanh hiệu suất trợ lực cao.Với công nghệ chế tạo hiện đại cho phép thiết kế được những bộ trợ lực thủy lựccó kết cấu nhỏ gọn nên nó được sử dụng trên hầu hết trên các loại xe ô tô.Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực thuỷ lực bao gồm: Bơm thuỷ lực, van phânphối, xylanh lực, các đường ống dẫn dầu.H.1. Sơ đồ hệ thống lái trợ lực thuỷ lực.Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực thuỷ lực.a, Bơm thuỷ lực và các thiết bị phụ trợ.Bơm thuỷ lực là bộ phận cấu thành bộ trợ lực thuỷ lực. Được dẫn động bởi độngcơ bằng đai và puli, nó có chức năng tạo ra áp suất dầu đủ lớn để cung cấp cho vanphân phối dẫn đến các ngả của xylanh lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xedẫn hướng.Đây là bộ phận phức tạp và chịu tải trọng lớn nhất của bộ trợ lực, bơm làm việcvới tốc độ cao (bằng với tốc độ của động cơ), do sự thay đổi về cường độ làm việcvà môi trường xung quanh nên nhiệt độ của bơm có thể đạt tới 100 – 110 (0c), ápsuất dầu tạo ra trong khoảng 55 – 80 (kG/cm2).Do yêu cầu về áp suất tạo ra và làm việc trong điều kiện môi trường bất lợi nênbơm trợ lực là bộ phận được chế tạo chính xác và chỉ được tháo lắp, kiểm tra, sửachữa khi có đầy đủ dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ, các van phải điều chỉnh theo tàiliệu hướng dẫn và có thiết bị đo áp suất. Không cho phép điều chính áp suất và lưulượng bơm.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số loại bơm thuỷ lực đang được sử dụnghiện nay.1) Bơm phiến gạt.Cấu tạo của loại bơm phiến gạt được thể hiện trên hình (H. 2).H. 2. Hình vẽ phối cảnh tháo rời của bơm trợ lực kiểu phiến gạt.1 - Bình chứa dầu. 4 - Rôto quay. 7 - Cụm van điều tiết.2 - Van xả không khí. 5 - Trục quay. 8 - Vỏ bơm.3 - Đĩa phân phối. 6 - Phiến gạt. 9 - Nắp bơm.Bình chứa dầu (1) được dập bằng thép, là nơi chứa dầu chịu áp suất cao cung cấpcho bơm làm việc, bình dầu có thể được lắp trực tiếp vào thân bơm hay lắp rời vàđược nối với bơm bằng hai ống mềm, thông thường trên nắp bình có một thước đomức để kiểm tra mức dầu. Rôto (4) được lắp chặt với trục (5) bằng then, trên rôtocó các rãnh trong các rãnh có chứa các phiến gạt, các phiến gạt này có thể chạy tựdo trong rãnh và được giới hạn bởi đĩa (3) mặt trong của đĩa có dạng hình ô van,mặt ngoài có dạng hình tròn và được cố định với thân bơm (8) bằng bu lông, thôngthường thân bơm được đúc bằng gang. Lưu lượng của bơm được ổn định băngcụm van điều tiết (7).Nguyên lý hoạt động của bơm phiến gạt được thể hiện trên (hình 2.3)Khi Rôto (4) mang các phiến gạt (3) quay, các phiến gạt văng ra ngoài nhờ lực lytâm và tỳ vào bề mặt ô van của vỏ. Sự quay của phiến gạt tạo nên sự thay đổi vềthể tích của khoang chứa dầu được tạo nên từ hai phiến gạt, rôto, và bề mặt côncủa vỏ. Ban đầu dầu được nạp vào trong khoang lúc này thể tích khoang còn đanglớn, khi thể tích khoang nhỏ đi dầu được ép ra ngoài. Dầu được đưa vào cáckhoang theo rãnh dài và được ép ra theo lỗ ô van, một phần dầu có áp suất caođược đưa vào phía trong của phiến gạt để ép thêm phiến gạt tỳ vào mặt côn đểtăng độ kín của khoang chứa dầu. Phần lớn dầu áp suất cao được đưa tới van điềuáp, van điều tiết lưu lượng và lượng dầu chính được đưa vào bộ trợ lực lái. Nhưvậy trong một vòng quay của rôto mỗi phiến gạt có hai lần nạp và ép. Áp suất củadầu bơm được điều chỉnh bằng vít (6).H. 3. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm thuỷ lực phiến gạt.1,5 - Cửa nạp. 3,7 - Cửa xả. 6 - Rô to.2 - Trục Rô to. 4 - Vòng cam. 8 - Phiến gạt.Trong quá trình hoạt động bơm được dẫn động bằng động cơ do đó lưu lượng củabơm thay đổi theo tốc độ của động cơ. Khi động cơ quay chậm thì lưu lượng dầunhỏ do đó người lái cần tác động lực lớn hơn, khi động cơ quay nhanh thì lưulượng dầu lớn hơn gấp nhiều lần do đó người lái cần tác động lực nhỏ hơn. Nóicách khác yêu cầu về lực đánh tay lái thay đổi theo tốc độ của động c ơ đây là điềubất lợi về mặt ổn định lái. Vì vậy việc duy trì lưu lượng của bơm không đổi, khôngphụ thuộc vào tốc độ của động cơ là một yêu cầu cần thiết do đó trên các loại bơmđược lắp thêm van điều tiết lưu lượng.Mặt khác khi xe chạy ở tốc độ cao sức cản lốp xe nhỏ do đó lực xoay các bánh xedẫn hướng sẽ nhỏ hơn vì vậy lực đánh tay lái cũng nhỏ hơn. Vì vậy một yêu cầucủa bộ trợ lực nữa là ít trợ lực hơn ở điều kiện tốc độ cao mà vẫn đạt được lực láithích hợp.Để đảm bảo được các yêu cầu trên, trên các bộ trợ lực thường được gắn thêm vanđiều tiết lưu lượng. Sau đây xin trình bầy loại van điều tiết lưu lượng loại nhậycảm với tốc độ.Với loại van điều tiết lưu lượng loại này khi tốc độ động cơ tăng lên nhưng lượngdầu được bơm tới cơ cấu lái lại giảm xuống ...

Tài liệu được xem nhiều: