Danh mục

Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.71 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu cung cấp cho người học những kiến thức như: toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh toàn cầu của doanh nghiệp; phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp; môi trường bên trong doanh nghiệp; các chiến lược cạnh tranh trong ngành;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế Tài liệu đọc môn CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU (TS Nguyễn Anh Minh) Hà Nội - 2017 Chương 1 TOÀN CẦU HÓA, LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG THẾ KỶ 21 1.1.1. Kinh tế toàn cầu và quá trình toàn cầu hóa Chúng ta đang sống trong một thế giới, trong đó các nền kinh tế quốc gia ngày càng liên hệ phụ thuộc qua lại chặt chẽ với nhau hơn. Có thể nói sự hình thành nền kinh tế toàn cầu là kết quả của toàn cầu hóa (globalization) – quá trình hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị và những lĩnh vực khác, trong đó hội nhập về kinh tế chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Trong nền kinh tế toàn cầu, khoảng cách địa lý và biên giới quốc gia ngày càng trở nên mờ nhạt, hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, con người, kỹ năng, thông tin, ý tưởng di chuyển vượt qua biên giới các quốc gia ngày càng tự do hơn. Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, thương mại và đầu tư quốc tế có sự tăng trưởng nhanh hơn so với sản xuất quốc tế. Các doanh nghiệp hiển diện ngày càng nhiều ở thị trường nước ngoài, sử dụng ngày càng nhiều nhân công và nguồn lực trên các thị trường đó. Một doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn đầu tư ở một nước, sử dụng nguồn vốn đó để mua nguyên vật liệu ở nước thứ hai, mua máy móc, thiết bị ở nước thứ ba, tổ chức sản xuất ở nước thứ tư, và bán sản phẩm làm ra ở nước thứ năm. Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng có xu hướng hội tụ. Ngày càng có nhiều sản phẩm chuẩn hóa, mang cùng nhãn hiệu được bán ở các cửa hàng giống nhau trên phạm vi toàn cầu. Chương trình TV về những sự kiện diễn ra ở một nơi nào đó trên thế giới có thể được phát sóng trên toàn thế giới. Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chung trong các giao dịch kinh doanh. Mỗi cá nhân có thể kết nối với bất kỳ ai, ở bất kỳ ngõ ngách nào của thế giới thông qua các phương tiện như điện thoại di động, email, và các mạng xã hội như Facebook, Twitter… (xem Hình 1.1). Toàn cầu hóa thị trường Theodore Levitt (1983), đã mô tả sự hình thành một thị trường toàn cầu thống nhất, với sự phổ biến các sản phẩm chuẩn hóa dưới tác động của những tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như thông tin liên lạc, viễn thông, giao thông vận tải và du lịch.1 Sau đó tư tưởng về toàn cầu hóa thị trường được Kenichi Ohmae (1989) khẳng định lại khi đề cập đến sự xuất hiện của một thế giới “không biên giới”, trong đó các sản phẩm chuẩn hóa được sản xuất để phục vụ tất cả các thị trường trên thế giới.2 Ngày nay, toàn cầu hóa thị trường được hiểu như là quá trình hình thành một thị trường toàn cầu thống nhất trên cơ sở có sự hội tụ thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau trên thế giới. Xu thế này diễn ra đối với nhiều sản phẩm tiêu dùng, tư liệu sản xuất và dịch vụ. Một số hãng như Nike (giày thể thao) và Sony (hàng điện tử) kinh doanh những sản phẩm toàn cầu – những sản phẩm được tung ra khắp các thị trường mà không cần có những thay đổi, hoặc chỉ với những thay đổi không đáng kể. Tương tự, sản phẩm iPhone của Apple cũng được coi là sản phẩm toàn cầu vì có tính chuẩn hóa cao, được bán trên toàn cầu với cùng nhãn hiệu và chính sách marketing giống nhau. Toàn cầu hóa thị trường mang lại nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp. Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm toàn cầu có thể thu được lợi ích về chi phí nhờ 1 Xem Theodore Levitt (1983), ‘The Globalization of Markets’, Harvard Business Review, May- June, 92-102. 2 Xem Kenichi Ohmae (1989), ‘Managing in a Borderless World’, Harvard Business Review, May-June, 152-61. 1 sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau với quy mô lớn và chuẩn hóa các hoạt động marketing. Toàn Toàn cầu hóa thị cầu hóa sản trường xuất Toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu Toàn hóa các doanh cầu hóa tài nghiệp và các chính ngành Toàn cầu hóa công nghệ Hình 1.1 - Các cấp độ toàn cầu hóa kinh tế Thứ hai, các doanh nghiệp bán những sản phẩm toàn cầu có thể khai thác các cơ hội trên thị trường nước ngoài nếu thị trường trong nước nhỏ hẹp hoặc rơi vào tình trạng bão hòa. Thứ ba, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng phổ biến nhưng mang tính thời vụ có thể dựa vào việc bán hàng trên thị trường nước ngoài để ổn định dòng thu nhập của mình. Bất chấp xu hướng toàn cầu hóa thị trường, các doanh nghiệp vẫn cần cân nhắc việc thích ứng sản phẩm trên các thị trường nếu như điều đó mang lại lợi ích lớn hơn so với kinh doanh các sản phẩm chuẩn hóa. Chẳng hạn, nhiều mặt hàng như đồ uống, đồ ăn nhanh được coi là những sản phẩm toàn cầu, nhưng đôi khi các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh cần thiết để thích ứng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. Toàn cầu hóa sản xuất Do có sự di chuyển ngày càng tăng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm cách tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách tập trung thực hiện một số hoạt động tạo giá trị, trong khi những hoạt động khác được dành cho các doanh nghiệp khác, có thể trong và ngoài ngành. Điều này dẫn đến xu thế toàn cầu hóa sản xuất – quá trình tiếp cận tới những nguồn cung cấp và phân tán những hoạt động tạo giá trị của doanh nghiệp tới những địa điểm khác nhau t ...

Tài liệu được xem nhiều: