Thông tin tài liệu:
Tài liệu học tập môn học Bảo hiểm nhằm trình bày tổng quan về ngành bảo hiểm, tài liệu được chia 2 phần: Phần 1 - Bảo hiểm kinh doanh và phần 2 - Bảo hiểm phi kinh doanh. Tài liệu nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo các cử nhân kinh tế, tài liệu học tập môn học Bảo hiểm được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản tối cần thiết trong sử dụng các loại hình bảo hiểm như những phương pháp chuyển giao rủi ro hữu dụng cho nhu cầu ổn định cuộc cuộc sống con người và phát triển bền vững của các tổ chức, doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập môn học Bảo hiểm - ThS. Võ Thị Pha (chủ biên) Tà i liệu học tập môn học------------------------------------------------- Bảo hiểm CHỦ BIÊN : THS. VÕ THỊ PHA HÀ NỘI năm 2008 Lời nói đầuTrong cuộc đấu tranh sinh tồn, loài người buộc phải chấp nhận sốngchung với nhiều loại rủi ro. Trong điều kiện đó, các loại hình bảo hiểmđã ra đời, phát triển, thâm nhập vào các ngõ ngách trong đời sống thườngnhật của người dân và hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.Nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo các cử nhân kinh tế, tài liệu học tậpmôn học Bảo hiểm được biên soạn để cung cấp những k iến thức cơ bảntối cần thiết trong sử dụng các loại hình bảo hiểm như những phươngpháp chuyển giao rủi ro hữu dụng cho nhu cầu ổn định cuộc cuộc sốngcon người và phát triển bền vững của các tổ chức, doanh nghiệp.Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để tài liệu học tập nàyngày càng hoàn thiện hơn. 1 Phần 1 BẢO HIỂM KINH DOANH -------------------------------------------------- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂMÝ tưởng tìm cách chống đỡ thiên tai, tai họa đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ xưa củanền văn minh nhân loại. Việc dự trữ thức ăn có được từ săn bắn và hái lượm thờinguyên thuỷ có thể coi là những hành động có ý thức đầu tiên của con người nhằmbảo vệ mình trước những rủi ro, bất trắc. Bắt nguồn từ thực tế chống chọi với nhiềuloại rủi ro trong cuộc đấu tranh sinh tồn, ý tưởng bù đắp những thiệt hại lớn mà mộtsố thành viên của cộng đồng phải gánh chịu nhờ vào sự đóng góp từ số đông cácthành viên trong cộng đồng đã gieo mầm cho sự ra đời của BẢO HIỂM và cũng chínhnhững nhu cầu của con người đã khiến các loại hình bảo hiểm phát triển rất mạnh vàđang vươn đến đỉnh cao trong kinh tế thị trường hiện đại.1.1. BẢO HIỂM TRONG Q UẢN LÝ RỦI RO1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ RỦI RONhững quan niệm về rủi ro được trình bày trong các ấn phẩm của khoa học kinh tế,bảo hiểm khá đa dạng. Có nhiều khía cạnh đáng chú ý trong các định nghĩa rủi ro mànhững quan điểm khác nhau đã đưa ra, như là: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro là một biến cố bất ngờ gây ra những thiệt hại 2 Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi Rủi ro là một sự kiện không chắc chắn, có khả năng gây ra hậu quả xấu Rủi ro là sự kiện không chắc chắn về cơ may và bất hạnhDù cách biểu đạt khác nhau nhưng có thể nhận thấy các định nghĩa trên đều cónhững điểm tương đồng khi định nghĩa về rủi ro, đó là: tính bất thường trong khảnăng xảy ra và hậu quả xấu (thiệt hại hoặc kết quả không mong đợi).Như vậy, có thể kết luận: rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quảthiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.- Các loại rủi roTùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro được phân loại cụ thểtheo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan đến bảo hiểm, rủi ro thường được xếpthành những cặp sau: Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính+ Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý: người chịu ảnh hưởng của loại rủi ro đầu cơvừa có thể gặp hậu quả xấu nhưng cũng có thể đạt được sự gia tăng lợi ích (ví dụ:khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư đẫ chấp nhận rủi ro biến động giá cổ phiếu. Nếugiá cổ phiếu giảm sẽ dẫn đến tổn thất, nếu giá cổ phiếu tăng sẽ tạo ra khả năng kiếmlời cho người nắm giữ cổ phiếu). Trong khi đó, rủi ro thuần tuý chỉ có thể dẫn đếnhậu quả tổn thất, thiệt hại.(ví dụ: bão, lụt, mưa đá...)+ Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt: trận động đất kèm theo sóng thần khủng khiếpxảy ra ngày 26/12/2004 đã ảnh hưởng đến hàng loạt các nước Nam Á và Đông namÁ: In-đô-nê-xia, Ấn độ; Xơ-ri-lan-ka, Thái lan...hàng trăm nghìn người bị thiệtmạng, hàng triệu người không còn nơi ăn chốn ở. Đây là một loại rủi ro cơ bản - rủiro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của cộng đồng và có khả năng gây hậu quả đến hàngloạt các cá nhân, tổ chức trên một phạm vi rộng. So với rủi ro cơ bản thì rủi ro riêngbiệt gây hậu quả cá biệt cho cá nhân, tổ chức. Một người lái xe bị tai nạn giao thông, 3một con tàu bị đắm ngoài khơi, một căn hộ bị hỏa hoạn hoặc một cá nhân bị ốm, mộtlô hàng bị đắm trên hành trình vận chuyển bằng đường biển - những trường hợp đóđều là rủi ro riêng biệt.+ Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính: xét về tính chất hậu quả của biến cố cóthể chia rủi ro thành hai loại. Loại thứ nhất có thể xác định được hậu quả bằng tiền -rủi ro tài chính. Loại thứ hai không thể tính toán hậu quả bằng tiền - rủi ro phi tàichính. Hỏa hoạn xảy ra đối với các tòa nhà hoàn toàn có thể xác định giá trị ...