Tài liệu học tập Quản trị sản xuất: Phần 2
Số trang: 108
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.64 MB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Tài liệu học tập Quản trị sản xuất: Phần 2 trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản sau: Bố trí mặt bằng sản xuất và kinh doanh dịch vụ, hoạch định tổng hợp, điều độ sản xuất, quản trị tồn kho và hoạch định nhu cầu vật tư. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Quản trị sản xuất: Phần 2 Chương 6 BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG 6 Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên có thể: - Nắm được bản chất của khái niệm, mục tiêu, vai trò và những yêu cầu của bố trí mặt bằng sản xuất; - Nắm được những hình thức bố trí mặt bằng cơ bản nào được sử dụng trong sản xuất kinh doanh và đặc điểm cơ bản của mỗi hình thức? - Lý giải được làm thế nào để đạt được một mặt bằng được bố trí theo quá trình tốt; - Lý giải được làm thế nào để cân bằng dòng sản xuất trong nhà máy có mặt bằng được bố trí theo sản phẩm. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 6 6.1. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất Trong phần này chúng ta nghiên cứu bản chất, vai trò, tầm quan trọng và những yêu cầu của bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp. 6.1.1. Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện sản xuất và phục vụ sản xuất trên mặt bằng diện tích của doanh nghiệp sao cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi nhất đảm bảo quá trình sản xuất vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, không tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất. Kết quả của bố trí mặt bằng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Khi xây dựng phương án bố trí sản xuất cần căn cứ vào luồng di chuyển của công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị trường. 6.1.2. Vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể: - Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 110 - Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Bố trí hợp lý sẽ tạo ra quá trình sản xuất linh hoạt hơn có thể thích ứng với những thách thức của sự thay đổi nhu cầu trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ đặc biệt quan trọng cho khách hàng tiếp cận nhanh thuận lợi và có cảm giác tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. - Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. - Bố trí hợp lý sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, loại bỏ được những lãng phí trong quá trình sản xuất. - Tạo sự dễ dàng, thuận tiện trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động và đảm bảo được một môi trường an toàn cho nhân viên khi làm việc. - Bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư lớn về sức lực và tài chính. - Đây là một vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém. 6.1.3. Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí mặt bằng sản xuất là một công việc khó khăn trong quản trị sản xuất. Để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất đặt ra và phát huy tối đa những lợi ích của bố trí mặt bằng sản xuất, trong quá trình thiết kế và triển khai bố trí mặt bằng sản xuất cần tuân thủ những yêu cầu chủ yếu sau: - Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động sản xuất; - Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất và cấu trúc thiết kế của sản phẩm hoặc dịch vụ. - Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ. - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự di chuyển của người lao động, phương tiện trong quá trình sản xuất hoặc sự di chuyển của khách hàng đối với các doanh nghiệp dịch vụ. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm soát và theo dõi trong quá trình sản xuất. - Đảm bảo an toàn cho người lao động, phương tiện thiết bị. - Tính tới những tác động của môi trường sản xuất như tiếng ồn, ánh sáng, điều hòa thông gió… 6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất và dịch vụ 6.2.1. Bố trí mặt bằng theo quá trình (công nghệ) Bố trí sản xuất theo quá trình phù hợp với loại hình sản xuất gián đoạn, quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm đa dạng. Sản phẩm hoặc các chi tiết, bộ phận đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau. 111 Tại các nơi làm việc, máy móc thiết bị được bố trí theo chức năng chứ không theo thứ tự chế biến. Trong mỗi bộ phận tiến hành những công việc tương tự. Các chi tiết bộ phận thường được đưa đến theo loạt, theo những yêu cầu của kỹ thuật chế biến. Kiểu bố trí này rất phổ biến trong các doanh nghiệp cơ khí và trong lĩnh vực dịch vụ như các cửa hàng bán lẻ, ngân hàng, bưu điện, trường học, bệnh viện... Ví dụ, hình 6.1 minh họa cách bố trí các bộ phận theo quá trình trong một xưởng cơ khí. Mài Sơn và Mạ Lắp ráp hoàn chỉnh Kiểm tra Phay Tiện Kho vật tư Đóng gói Nhập vật tư Hình 6.1: Bố trí mặt bằng theo quá trình trong một xưởng cơ khí Bố trí sản xuất theo quá trình có n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Quản trị sản xuất: Phần 2 Chương 6 BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG 6 Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên có thể: - Nắm được bản chất của khái niệm, mục tiêu, vai trò và những yêu cầu của bố trí mặt bằng sản xuất; - Nắm được những hình thức bố trí mặt bằng cơ bản nào được sử dụng trong sản xuất kinh doanh và đặc điểm cơ bản của mỗi hình thức? - Lý giải được làm thế nào để đạt được một mặt bằng được bố trí theo quá trình tốt; - Lý giải được làm thế nào để cân bằng dòng sản xuất trong nhà máy có mặt bằng được bố trí theo sản phẩm. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 6 6.1. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất Trong phần này chúng ta nghiên cứu bản chất, vai trò, tầm quan trọng và những yêu cầu của bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp. 6.1.1. Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện sản xuất và phục vụ sản xuất trên mặt bằng diện tích của doanh nghiệp sao cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi nhất đảm bảo quá trình sản xuất vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, không tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất. Kết quả của bố trí mặt bằng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Khi xây dựng phương án bố trí sản xuất cần căn cứ vào luồng di chuyển của công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị trường. 6.1.2. Vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể: - Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 110 - Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Bố trí hợp lý sẽ tạo ra quá trình sản xuất linh hoạt hơn có thể thích ứng với những thách thức của sự thay đổi nhu cầu trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ đặc biệt quan trọng cho khách hàng tiếp cận nhanh thuận lợi và có cảm giác tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. - Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. - Bố trí hợp lý sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, loại bỏ được những lãng phí trong quá trình sản xuất. - Tạo sự dễ dàng, thuận tiện trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động và đảm bảo được một môi trường an toàn cho nhân viên khi làm việc. - Bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư lớn về sức lực và tài chính. - Đây là một vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém. 6.1.3. Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí mặt bằng sản xuất là một công việc khó khăn trong quản trị sản xuất. Để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất đặt ra và phát huy tối đa những lợi ích của bố trí mặt bằng sản xuất, trong quá trình thiết kế và triển khai bố trí mặt bằng sản xuất cần tuân thủ những yêu cầu chủ yếu sau: - Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động sản xuất; - Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất và cấu trúc thiết kế của sản phẩm hoặc dịch vụ. - Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ. - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự di chuyển của người lao động, phương tiện trong quá trình sản xuất hoặc sự di chuyển của khách hàng đối với các doanh nghiệp dịch vụ. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm soát và theo dõi trong quá trình sản xuất. - Đảm bảo an toàn cho người lao động, phương tiện thiết bị. - Tính tới những tác động của môi trường sản xuất như tiếng ồn, ánh sáng, điều hòa thông gió… 6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất và dịch vụ 6.2.1. Bố trí mặt bằng theo quá trình (công nghệ) Bố trí sản xuất theo quá trình phù hợp với loại hình sản xuất gián đoạn, quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm đa dạng. Sản phẩm hoặc các chi tiết, bộ phận đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau. 111 Tại các nơi làm việc, máy móc thiết bị được bố trí theo chức năng chứ không theo thứ tự chế biến. Trong mỗi bộ phận tiến hành những công việc tương tự. Các chi tiết bộ phận thường được đưa đến theo loạt, theo những yêu cầu của kỹ thuật chế biến. Kiểu bố trí này rất phổ biến trong các doanh nghiệp cơ khí và trong lĩnh vực dịch vụ như các cửa hàng bán lẻ, ngân hàng, bưu điện, trường học, bệnh viện... Ví dụ, hình 6.1 minh họa cách bố trí các bộ phận theo quá trình trong một xưởng cơ khí. Mài Sơn và Mạ Lắp ráp hoàn chỉnh Kiểm tra Phay Tiện Kho vật tư Đóng gói Nhập vật tư Hình 6.1: Bố trí mặt bằng theo quá trình trong một xưởng cơ khí Bố trí sản xuất theo quá trình có n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu học tập Quản trị sản xuất Quản trị sản xuất Bố trí mặt bằng sản xuất Hoạch định tổng hợp Điều độ sản xuất Quản trị tồn khoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 314 0 0 -
167 trang 301 1 0
-
Quản trị chuỗi cung ứng – Quản trị tồn kho
16 trang 250 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Quản trị sản xuất và tác nghiệp
18 trang 203 0 0 -
Giáo trình Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất
248 trang 177 0 0 -
Quản trị vận hành - Th.S. Nguyễn Kim Anh & Th.S. Đường Võ Hùng
192 trang 175 1 0 -
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 2 - ThS. Vũ Lệ Hằng
15 trang 168 0 0 -
Tài liệu học tập Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2
99 trang 159 0 0 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty Dệt 8/3
7 trang 158 0 0 -
58 trang 98 0 0