Danh mục

Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Giáo dục công dân lớp 6: Phần 1

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.66 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung phần 1 "Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Giáo dục công dân lớp 6" trình bày một số vấn đề chung về dạy học môn Giáo dục công dân theo mô hình trường học mới Việt Nam cấp trung học cơ sở. Phần này cũng trình bày hướng dẫn tổ chức dạy học một số chủ đề như: em là công dân Việt Nam, tự chăm sóc sức khoẻ, sống cần kiệm, biết ơn. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Giáo dục công dân lớp 6: Phần 1 HAØ NOÄI - 2015 MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 3 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Phần thứ hai 18 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ BÀI 1. EM LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM 19 BÀI 2. TỰ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ 29 BÀI 3. SỐNG CẦN KIỆM 43 BÀI 4. BIẾT ƠN 52 BÀI 5. GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ 58 BÀI 6. THỰC HIỆN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG 67 BÀI 7. CUỘC SỐNG HOÀ BÌNH 75 BÀI 8. QUYỀN TRẺ EM 84 BÀI 9. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 98 2 Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 3 I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM 1. MỤC TIÊU Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất : – Yêu gia đình, quê hương, đất nước ; – Nhân ái, khoan dung ; – Trung thực, tự trọng, chí công vô tư ; – Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó ; – Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên ; – Tôn trọng, chấp hành kỉ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức. 1.1. Năng lực chung a) Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân : – Năng lực tự học – Năng lực giải quyết vấn đề – Năng lực sáng tạo – Năng lực tự quản lí b) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội : – Năng lực giao tiếp – Năng lực hợp tác c) Nhóm năng lực công cụ : – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) – Năng lực sử dụng ngôn ngữ – Năng lực tính toán 1.2. Mục tiêu môn Giáo dục công dân Sau đây là những đề xuất của nhóm chuyên gia về những mục tiêu của môn Giáo dục công dân, cụ thể : – Tự nhận thức về giá trị của bản thân. – Tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. – Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. – Thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước. – Giải quyết vấn đề cá nhân. – Hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. 4 Môn Giáo dục công dân lớp 6 cũng góp phần hình thành những năng lực trên thông qua các nội dung bài học trong chương trình. 2. NỘI DUNG Chương trình được xây dựng dựa trên mục tiêu đã trình bày ở trên. Các chủ đề được lựa chọn là : • Em là công dân Việt Nam • Tự chăm sóc sức khoẻ • Sống cần kiệm • Biết ơn • Giao tiếp có văn hoá • Thực hiện trật tự, an toàn giao thông • Cuộc sống hoà bình • Quyền trẻ em • Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Như vậy, học sinh được trang bị các nội dung cơ bản cần thiết để có thể trở thành người công dân hữu ích như : biết cách rèn luyện sức khoẻ ; biết tạo ra đời sống tinh thần khoẻ mạnh, biết xây dựng cuộc sống hoà bình, bình an, biết sống có văn hoá, biết sống với chuẩn mực đạo đức xã hội và cuối cùng biết sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục công dân 6, các nội dung đưa vào theo mạch kiến thức trên nhưng với những nội dung bài học phù hợp. Các nội dung được thiết kế theo hướng mở với gợi ý các cách thức tổ chức học tập đa dạng. Dàn bài của các chủ đề thường được thiết kế để trả lời những câu hỏi cơ bản sau : – Khái niệm, từ khoá mà chủ đề hướng tới nghĩa là gì ? – Những dấu hiệu, biểu hiện của khái niệm ấy là gì và điều đó thể hiện như thế nào ? – Làm thế nào để học sinh hình thành được cách suy nghĩ tích cực và có hành động đúng đắn theo chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật trong đời sống ? 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực a) Cân bằng giữa tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hình thành năng lực cá nhân và năng lực làm việc nhóm Quá trình dạy học phải coi hoạt động là bản chất của mình : có nghĩa là dạy học chính là quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau để học sinh được hoạt động và lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và năng lực. 5 Có nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tuỳ theo tính chất và số lượng người tham gia, hoạt động có thể có những tên gọi : hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân ; hoạt động thực hành, hoạt động vận dụng, hoạt động trải nghiệm, hoạt động nghiên cứu… Các hoạt động này cần sử dụng linh hoạt, hài hoà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: