Danh mục

Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6: Phần 2

Số trang: 175      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.20 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của "Tài liệu hướng dẫn giáo viên: Môn Khoa học tự nhiên – Lớp 6" hướng dẫn giáo viên giảng dạy những chủ đề sau: Đặc trưng của cơ thể sống, cây xanh, nguyên sinh vật và động vật, đa dạng sinh học, nhiệt và tác động của nó đối với sinh vật, lực và các máy cơ đơn giản. Mời tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6: Phần 2 Chủ đề 5. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG (2 tiết)I. Mục tiêu của chủ đề1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Về Kiến thức Dinh dưỡng: sinh vật lấy “thức ăn” từ môi trường sống để tổng hợp chất dinh dưỡng cầncho cơ thể. Hô hấp: thức ăn được phân giải trong tế bào qua đó cung cấp năng lượng. Sinh trưởng: tăng khối lượng chất sống của mỗi cơ thể sinh vật. Di chuyển: dễ nhận thấy ở động vật, sự di chuyển ở thực vật cũng có nhưng chậm và khónhận thấy hơn. Cảm ứng: đáp lai các kích thích khác nhau từ môi trường bên ngoài, giúp cơ thể có thể sốngbình thường trong một môi trường nhất định. Sinh sản: bao gồm sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính Bài tiết: Vật sống có thể loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. b) Về kĩ năng – Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả các hoạt động sống của sinh vật trong thực tế. – Hình thành kĩ năng phân biệt các cấp tổ chức của sự sống. – Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả học tập. c) Về thái độ – Hứng thú, có tinh thần say mê trong tìm hiểu đời sống động, thực vật. – Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh Đặt ra câu hỏi: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)? Xây dựng giả thuyết: Thực vật có di chuyển. Xác định vấn đề: 7 dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sống Quan sát: quan sát tranh, xem video về đời sống sinh vật. Quan sát sinh vật trong thực tế. So sánh: các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và cơ thểđộng vật. Phân loại: Đưa ra những đặc điểm phân biệt vật sống và không sống102 Phân tích dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể. Giải quyết vấn đề sáng tạo: không phải lúc nào một sinh vật cũng thể hiện đầy đủ cả 7 đặcđiểm tại một thời điểm, mà những đặc điểm đó sẽ được thể hiện trong suốt quá trình sống của cáthể trong môi trường sống.II. Nội dung chính của chủ đề Chủ đề gồm các nội dung chính sau: 1. Di chuyển 2. Hô hấp 3. Sinh sản 4. Cảm ứng 5. Dinh dưỡng 6. Sinh trưởng 7. Bài tiếtIII. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề Chủ đề này có 01bài dạy trong 02 tiết, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức đãđược học về động thực vật ở tiểu học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựngkiến thức mới của bài học. Giáo viên nên cho học sinh tự quan sát tìm tòi, liên hệ với thực tế để tìm hiểu. Qua quan sáttranh, xem video về đời sống sinh vật giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng quansát, kĩ năng ghi chép các hiện tượng quan sát được để rút ra những kết luận cần thiết.IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề Bài 10. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, các em có thể: – Nêu được dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể. – Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật vàcơ thể động vật. – Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật. – Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật. – Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và độngvật trong môi truờng sống xung quanh. 1032. Hướng dẫn chung Trong các tài liệu trước đây, hoặc một số tài liệu khác, có thể tác giả chỉ nêu 3 đặc điểm củacơ thể sống: lớn lên, sinh sản và trao đổi chất. Ở đây nêu 7 đặc điểm, chung cả động vật và thựcvật, thực chất là nêu rõ hơn của 3 đặc điểm trên, cả 7 dấu hiệu này đều có cả ở 2 nhóm sinh vật làđộng vật và thực vật. Giáo viên cần lưu ý và phân tích cho học sinh biểu hiện của 7 dấu hiệu đối với các cơ thểthực vật và động vật. Một vật chỉ được coi là vật sống khi có đủ 7 dấu hiệu trên. Tuy nhiên,không phải lúc nào một sinh vật cũng thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm tại một thời điểm, mà nhữngđặc điểm đó sẽ được thể hiện trong suốt quá trình sống của cá thể trong môi trường sống. Một số giáo viên nhầm lẫn dấu hiệu “dinh dưỡng”: thực vật “ăn” CO2 và H2O còn động vậtthì ăn thực vật. Cần chú ý thực vật và động vật đều di chuyển (chuyển động) mà không phải thựcvật đứng yên không di chuyển (tua cuốn, rễ cây mọc dài ra, thân cây bò trên mặt đất... xem thêmthông tin này ở phần nội dung bài). Cơ thể là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉtế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phân biệt cơthể đơn bào và cơ thể đa bào. + Cơ thể đơn bào: Cơ thể đơn bào chỉ gồm một tế bào nhưng thể hiện đầy đủ chức năng củamột cơ thể sống. Ví dụ, con amip tuy chỉ là một tế bào nhưng hoạt động như một cơ thể sốngtoàn vẹn. + Cơ thể đa bào: khác cơ thể đơn bào ở chỗ chúng gồm rất nhiều tế bào. Ví dụ, cơ thể conngười có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: