Tài liệu hướng dẫn học tập "Luật tố tụng hành chính" có kết cấu nội dung gồm 13 chương, giới thiệu đến các bạn những kiến thức về tài phán hành chính Việt Nam, một số khái niệm và các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính Việt Nam, thẩm quyền của tòa án trong giải quyết án hành chính, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các biện pháp khẩn cấp tạm thời,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn học tập: Luật tố tụng hành chính
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
________________________________________________
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
1. PHẠM VI VÀ ðỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật
Có thể dùng cho các trường: ñại học
Biên soạn: Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên
Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, tòa
án, phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm.
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: học xong các học phần về Luật Hành
chính Việt Nam.
ðã xuất bản in chưa: chưa
Cần Thơ, tháng 5 năm 2012
PHẦN MỞ ðẦU
1. Giới thiệu khái quát môn học
Luật tố tụng hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước ta, ñiều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án hành chính.
Trong chương trình ñào tạo Cử nhân Luật của Khoa Luật- Trường Ðại học Cần Thơ,
môn học Luật tố tụng hành chính Việt Nam ñược xác ñịnh là một môn học chuyên ngành.
2. Mục tiêu môn học
Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất và
thiết thực nhất về tố tụng hành chính, một loại tố tụng mới nhất trong các loại tố tụng ở
nước ta.
Qua nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ nắm vững ñối tượng thuộc thẩm quyền
xét xử của Tòa hành chính, thẩm quyền của Tòa hành chính trong giải quyết các vụ án hành
chính, các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính v.v. . .
3. Yêu cầu môn học
ðây là môn học về tố tụng hành chính, do ñó yêu cầu sinh viên trước khi học môn
này phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Luật hành chính.
4. Cấu trúc môn học
Môn học có 13 chương, cụ thể:
• Chương 1: Giới thiệu sơ lược về tài phán hành chính Việt Nam
• Chương 2: Một số khái niệm và các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính Việt Nam
• Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết án hành chính
• Chương 4: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các biện pháp khẩn cấp
tạm thời
• Chương 5: Chứng cứ, cấp- tống ñạt- thông báo văn bản tố tụng, án phí và lệ phí tòa án
• Chương 6: Khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính
• Chương 7: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
• Chương 8: Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính
• Chương 9: Thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử ñại biểu Quốc hội,
danh sách cử tri bầu cử ñại biểu hội ñồng nhân dân
• Chương 10: Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính
• Chương 11: Thủ tục xét lại các bản án và quyết ñịnh hành chính ñã có hiệu lực pháp luật
• Chương 12: Thủ tục ñặc biệt xem xét lại quyết ñịnh của Hội ñồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao
• Chương 13: Thủ tục thi hành bản án, quyết ñịnh của Toà án về vụ án hành chính.
2
Chương 1:
G I Ớ I TH I ỆU S Ơ LƯ Ợ C V Ề T À I P H Á N H À N H C H Í N H V I ỆT N A M
I - SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TÒA HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu những lý do cần thiết dẫn ñến sự ra ñời của
Tòa hành chính ở nước ta vào những năm cuối của thế kỷ trước.
Thứ nhất, thực hiện công cuộc ñổi mới, chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân,
Nhà nước có kỷ cương, kỷ luật, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không
ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa .
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, ñiều hành, cơ quan hành chính Nhà nước và
cán bộ, công chức Nhà nước ñôi khi có những quyết ñịnh hoặc hành vi trái pháp luật
xâm phạm ñến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức, từ ñó
làm phát sinh các khiếu kiện hành chính.
Do vậy, cùng với việc tiến hành cải cách một bước thủ tục hành chính cần phải
có một cơ chế kiểm soát hữu hiệu hoạt ñộng của cơ quan và nhân viên hành chính Nhà
nước trong quá trình quản lý, ñiều hành nhằm khắc phục những biểu hiện cửa quyền,
lạm quyền, lộng hành hoặc trốn tránh nghĩa vụ, vô trách nhiệm trước nhân dân. Việc
thiết lập các cơ quan tài phán hành chính ñể giải quyết kịp thời các khiếu kiện hành
chính nhằm bảo vệ các quyền tự do dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức là yêu cầu cấp thiết.
Thứ hai, từ trước ñến nay, Ðảng và Nhà nước ta rất quan tâm ñến việc giải quyết
kịp thời các khiếu nại hành chính của công dân.
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân ñã ñược Hiến
pháp quy ñịnh. Năm 1991 Hội ñồng Nhà nước ñã ban hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo
của công dân thay thế cho Pháp lệnh năm 1981. Chính phủ cũng ñã ban hành Nghị ñịnh
38/HÐBT và một số văn bản về lĩnh vực này làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có
thẩm quyền giải quyết và ñã mang lại một số kết quả nhất ñịnh. Thực chất ñó là những
quy ñịnh và hoạt ñộng bước ñầu mang tính chất tài phán hành chính. Việc giải quyết
ñúng ñắn, kịp thời các khiếu nại của công dân chính là một biện pháp thiết thực nhằm
góp phần bảo ñảm quyền của công dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, và ñây
cũng là sự thể hiện bản chất của Nhà nước ta- Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tuy vậy, ñây mới chỉ là việc giải quyết theo cấp hành chính và do tổ chức Thanh
tra giải quyết, cơ quan hành chính vừa là người bị kiện lại vừa là người phán quyết,
chưa có một cơ quan xét xử chuyên trách, ñộc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên chưa
bảo ñảm việc giải quyết thật sự khách quan, công bằng và dân chủ .
Những năm cuối thập niên 80 và ñầu thập niên 90, khiếu nại của công dân tăng
lên ñáng kể, nhiều trường hợp trở thành ñiểm nóng. Trong khi hiệu quả giải quyết khiếu
nại còn hạn chế, nhiều ñơn thư bị ñùn ñẩy, dây ...