Tài liệu: Lý Thái Tổ
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 258.48 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lý Thái Tổ (974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố,[1] các thế lực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ (974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử ViệtNam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làmquan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệkinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tônlàm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ươngđược củng cố,[1] các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư vềthành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tênthành Thăng Long. Thân thế Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖) húy là Lý Công Uẩn (李公蘊) sinh ngày 12tháng Hai năm Giáp Tuất[2] (tức 8 tháng 5 năm Mậu Thìn âm lịch, 6 tháng 6 năm 974dương lịch), là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay ở xã ĐìnhBảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ) .[3] Mẹ là người họ Phạm. Khi lên 3tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tutừ đó. Đến 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng làVạn Hạnh dạy dỗ. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quannhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Theo Đại Việt sử kýtoàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chépkhông thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông[4][5][6]. Ông đã được sư VạnHạnh ở chùa Lục Tổ khen như sau: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡrối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.” —Sư Vạn Hạnh[2] Thời Tiền Lê Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, LêLong Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngàyTrung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏchạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trungnghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồisau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Theo Ngọc phả các vua triều Lê ở các di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, LýCông Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê ở thành Hoa Lư,Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả làLê Thị... sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ởthành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉdành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, LýCông Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.[7] Lên ngôi Các bộ sử cổ của Việt Nam như như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư vàKhâm định Việt sử thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009,vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điền tiền chỉ huy sứ là LýCông Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đãlên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn[8][9]; thái hậu nhà TiềnLê (vợ Lê Đại Hành) gọi ông vào cung mời lên ngôi vua[10]. Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghivấn về việc Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi[11]: “Có người nói Khai Minh vương hung hãn bạo ngược,... Lý Thái Tổ rất cămphẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai MinhVương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không đượcchép, nếu quả như vậy, cũng là đạo Trời hay báo, nên chép phụ vào để làm răn” —Đại Việt sử ký tiền biên - Ngô Thì Sĩ Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng chép thái độ của Lý Công Uẩn sau khinghe Vạn Hạnh khuyên giành lấy ngai vàng, nhưng không nói tới việc giết Lê LongĐĩnh: “Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở TiêuSơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua” —Đại Việt Sử ký Toàn thư[12]. Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trămquan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghinhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lêđể chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành. Tượng đài Lý Thái Tổ (21,18456701°B 106,07636702°Đ) tại trung tâm thànhphố Bắc Ninh Đại Việt sử lược có ghi chép:[13] Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn, trong đócó những câu: Phiên âm: Thụ căn yểu yểu Mộc biểu thanh thanh Hòa đao mộc lạc Thập bát tử thành... Tạm dịch: Gốc rễ thăm thẳm Vỏ cây xanh xanh Lúa dao cây rụng Mười tám hạt thành... Theo phép chiết tự chữ Hán, mấy câu này ẩn ý nhà Lê sẽ mất (cây rụng) và nhàLý (thập (十) + bát (八) + tử (子) thành chữ lý (李)) sẽ nổi lên. Sư Vạn Hạnh bèn nóivới Lý Công Uẩn rằng: Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mànhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhơn hậu và trung thứ như ông,nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnhtrị mà lấy làm giận. Lý Công Uẩn sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở BaSơn. Còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính biên, Quyển I thì nêura lời phê về sấm truyền họ Lý sẽ làm vua: “Bờ cõi BắcNamtuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì cóchuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giốngchuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhauđể cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?” ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ (974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử ViệtNam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làmquan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệkinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tônlàm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ươngđược củng cố,[1] các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư vềthành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tênthành Thăng Long. Thân thế Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖) húy là Lý Công Uẩn (李公蘊) sinh ngày 12tháng Hai năm Giáp Tuất[2] (tức 8 tháng 5 năm Mậu Thìn âm lịch, 6 tháng 6 năm 974dương lịch), là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay ở xã ĐìnhBảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ) .[3] Mẹ là người họ Phạm. Khi lên 3tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tutừ đó. Đến 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng làVạn Hạnh dạy dỗ. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quannhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Theo Đại Việt sử kýtoàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chépkhông thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông[4][5][6]. Ông đã được sư VạnHạnh ở chùa Lục Tổ khen như sau: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡrối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.” —Sư Vạn Hạnh[2] Thời Tiền Lê Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, LêLong Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngàyTrung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏchạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trungnghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồisau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Theo Ngọc phả các vua triều Lê ở các di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, LýCông Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê ở thành Hoa Lư,Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả làLê Thị... sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ởthành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉdành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, LýCông Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.[7] Lên ngôi Các bộ sử cổ của Việt Nam như như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư vàKhâm định Việt sử thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009,vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điền tiền chỉ huy sứ là LýCông Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đãlên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn[8][9]; thái hậu nhà TiềnLê (vợ Lê Đại Hành) gọi ông vào cung mời lên ngôi vua[10]. Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghivấn về việc Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi[11]: “Có người nói Khai Minh vương hung hãn bạo ngược,... Lý Thái Tổ rất cămphẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai MinhVương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không đượcchép, nếu quả như vậy, cũng là đạo Trời hay báo, nên chép phụ vào để làm răn” —Đại Việt sử ký tiền biên - Ngô Thì Sĩ Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng chép thái độ của Lý Công Uẩn sau khinghe Vạn Hạnh khuyên giành lấy ngai vàng, nhưng không nói tới việc giết Lê LongĐĩnh: “Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở TiêuSơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua” —Đại Việt Sử ký Toàn thư[12]. Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trămquan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghinhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lêđể chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành. Tượng đài Lý Thái Tổ (21,18456701°B 106,07636702°Đ) tại trung tâm thànhphố Bắc Ninh Đại Việt sử lược có ghi chép:[13] Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn, trong đócó những câu: Phiên âm: Thụ căn yểu yểu Mộc biểu thanh thanh Hòa đao mộc lạc Thập bát tử thành... Tạm dịch: Gốc rễ thăm thẳm Vỏ cây xanh xanh Lúa dao cây rụng Mười tám hạt thành... Theo phép chiết tự chữ Hán, mấy câu này ẩn ý nhà Lê sẽ mất (cây rụng) và nhàLý (thập (十) + bát (八) + tử (子) thành chữ lý (李)) sẽ nổi lên. Sư Vạn Hạnh bèn nóivới Lý Công Uẩn rằng: Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mànhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhơn hậu và trung thứ như ông,nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnhtrị mà lấy làm giận. Lý Công Uẩn sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở BaSơn. Còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính biên, Quyển I thì nêura lời phê về sấm truyền họ Lý sẽ làm vua: “Bờ cõi BắcNamtuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì cóchuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giốngchuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhauđể cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?” ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam danh nhân lịch sử danh nhân việt nam tiểu sử danh nhân tài liệu lịch sửTài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
69 trang 87 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0