Danh mục

Tài liệu lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Số trang: 117      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.35 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (117 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chương này chúng tôi giả định là người tiêu dùng cố gắng đem lại lợi ích tối đa cho bản thân họ bằng cách sử dụng một số lượng nguồn lực nhất định nào đó. Nghĩa là, trong số những hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được,họ sẽ chọn nhóm hàng hóa có khả năng mang lại cho họ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu lý thuyết hành vi người tiêu dùng Kinh teá vi moâ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TÊU DÙNG I. HỮU DỤNG 1. TỔNG HỮU DỤNG 2. HỮU DỤNG BIÊN II. ĐƯỜNG BÀNG QUAN TRONG HỮU DỤNG 1. CÁC LOẠI GIẢ THIẾT TRONG THỐNG KÊ 2. TỶ LỆ THAY THẾ BIÊN (MRS) 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA HỮU DỤNG BIÊN VÀ TỶ LỆ THAY THẾ BIÊN 4. ĐƯỜNG BÀNG QUAN ĐỐI VỚI CÁC SỞ THÍCH KHÁC NHAU III. ĐƯỜNG NGÂN SÁCH HAY ĐƯỜNG GIỚI HẠN TIÊU DÙNG 1. ĐƯỜNG NGÂN SÁCH 2. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI VỀ THU NHẬP VÀ GIÁ CẢ ĐỐI VỚI ĐƯỜNG NGÂN SÁCH IV. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG 1. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG 2. CHỨNG MINH NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAGRANGE 3. GIẢI THÍCH NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG BẰNG TRỰC QUAN 4. MỘT SỐ THÍ DỤ V. ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VI. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ CẢ ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VII. ĐƯỜNG CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG VIII. THẶNG DƯ TIÊU DÙNG CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI TẬP MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHƯƠNG 3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Trong chương này chúng tôi giả định là người tiêu dùng cố gắng đem lại lợi ích tối đa cho bản thân họ bằng cách sử dụng một số lượng nguồn lực nhất định nào đó. Nghĩa là, trong số những hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được, họ sẽ chọn nhóm hàng hóa có khả năng mang lại cho họ sự thỏa mãn tối đa. Vì thế, mục tiêu của chương này là nhằm nghiên cứu cách thức người tiêu dùng sử dụng thu nhập của mình để tối đa hóa sự thỏa mãn của bản thân. Trong điều kiện giới hạn về thu nhập, khi mua một hàng hóa nào đó, người tiêu dùng sẽ cân nhắc xem liệu rằng hàng hóa đó có thỏa mãn cao nhất nhu cầu của họ không. Chương này cũng sẽ giải thích sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng của giá hàng hóa, thu nhập, thị hiếu, v.v. ra sao. I. HỮU DỤNG Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều có khả năng thỏa mãn ít nhất một nhu cầu nào đó của con người. Thí dụ, máy hát đĩa CD có thể thỏa mãn nhu cầu nghe nhạc; cơm và bánh mì có thể thỏa mãn cơn đói của con người; quần áo ấm giúp con người chống được rét, v.v. Như thế, các nhà kinh tế cho rằng hàng hóa, dịch vụ có tính hữu dụng. Trong kinh tế học, thuật ngữ hữu dụng được dùng để chỉ mức độ thỏa mãn của con người sau khi tiêu dùng một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định. Lý thuyết về hành vi của người dùng được bắt đầu với ba giả thiết cơ bản về thị hiếu con người. Những giả thiết này phù hợp trong hầu hết các trường hợp. (1) Người tiêu dùng có thể so sánh, xếp hạng các hàng hóa theo sự ưa thích của bản than hay mức hữu dụng mà chúng đem lại. Có nghĩa là khi đứng trước hai hàng hóa A và B, người tiêu dùng có thể xác định được họ thích A hơn B, hay thích B hơn A hay bàng quan1[1] giữa hai hàng hóa này. Khi A được ưa thích hơn B có nghĩa là A mang lại mức độ thỏa mãn cao hơn B. Lưu ý rằng sự so sánh về sở thích này hoàn toàn không tính đến chi phí. Thí dụ, về mặt sở thích, một người thích ăn phở hơn ăn bánh mì nhưng khi tính đến chi phí, người này lại mua bánh mì vì giá bánh mì rẻ hơn giá phở. (2) Thị hiếu có tính 'bắc cầu'. Nếu một người nào đó thích hàng hóa A hơn hàng hóa B, và thích hàng hóa B hơn hàng hóa C, thì người này cũng thích hàng hóa A hơn hàng hóa C. Thí dụ, một cá nhân thích xe Honda hơn xe Suzuki và thích xe Suzuki hơn xe Yamaha thì xe Honda cũng được thích hơn xe Yamaha. Giả thiết này cho thấy sở thích của người tiêu dùng có tính nhất quán, không có sự mâu thuẫn. Page 1 of 117 Kinh teá vi moâ (3) Trong một chừng mực nhất định, người tiêu dùng thích nhiều hàng hóa hơn ít. Tất nhiên đây phải là những hàng hóa được mong muốn, chứ không phải những hàng hóa không mong muốn như ô nhiễm không khí, rác rưởi, bệnh tật, v.v. Rõ ràng, người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn hơn khi tiêu dùng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn. Thí dụ, một cá nhân sẽ thích có hai chiếc xe gắn máy hơn là có một, thích có ba bộ quần áo hơn là hai, v.v. Ba giả thiết này tạo thành cơ sở của lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Có hai khái niệm về hữu dụng mà các nhà kinh tế thường đề cập đến. Đó là tổng hữïu dụng và hữu dụng biên. Những khái niệm này thì rất đơn giản, song chúng góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng các lý thuyết kinh tế học. Vì vậy, ta lần lượt nghiên cứu hai khái niệm này. I.1. TỔNG HỮU DỤNG TOP Trong thực tế, hữu dụng không thể quan sát cũng như không thể đo lường được mà nó chỉ được suy diễn từ hành vi của người tiêu dùng. Chúng ta giả định là người tiêu dùng có thể xếp hạng hữu dụng. Nghĩa là, người tiêu dùng có thể biết được là hàng hóa này mang lại lợi ích cao hơn hàng hóa kia nhưng họ không biết chính xác là cao hơn bao nhiêu. Trong trường hợp lý tưởng, chúng ta giả sử hữu dụng có thể được đo lường bằng số và đơn vị của phép đo lường này là đơn vị hữu dụng (đvhd). Thí dụ, người tiêu dùng có thể nói rằng một chuyến nghỉ mát đến Nha Trang có mức hữu dụng là 500 đvhd; trong khi đó một chuyến đến Đà Lạt tương ứng với 800 đvhd. Vậy, chúng ta có thể biết được người tiêu dùng đó thích Đà Lạt hơn Nha Trang vì đi du lịch Đà Lạt mang lại sự thỏa mãn cao hơn đi Nha Trang. Hay khi xem một bộ phim, một cá nhân đạt mức hữu dụng là 10 đvhd, trong khi ăn một bữa ăn chỉ mang lại cho anh ta 8 đvhd. Rõ ràng, cá nhân này thích xem phim hơn ăn. Trong chương này, chúng ta giả sử là hữu dụng có thể đo lường được bằng đvhd và do vậy ta có thể so sánh mức độ ưa thích của tập hàng hóa này so với tập hợp kia. Các nhà ...

Tài liệu được xem nhiều: