Danh mục

Tài liệu môn Quản lý dự án

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 110.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lý dự án là gì? Khái niệm: dự án là một tập hợp các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, trong 1 khoảng thời gian nhất định với những tiêu chí về tài chính và tài nguyên đã được xác định trước. Những nhân tố ảnh hưởng đến dự án: Những nhân tố ảnh hưởng chính đến dự án: + Nhà tài trợ: Chịu trách nhiệm cuối cùng đến sự thành công của dự án. Nhà tài trợ có trách nhiệm ký kết hoàn tất các tài liệu lập kế hoạch và các yêu cầu thay đổi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu môn Quản lý dự án Chương I: Nhập môn về quản lý dự án Quản lý dự án là gì? Khái niệm: dự án là một tập hợp các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, trong 1 khoảng thời gian nhất định với những tiêu chí về tài chính và tài nguyên đã được xác định trước. Những nhân tố ảnh hưởng đến dự án: Những nhân tố ảnh hưởng chính đến dự án: + Nhà tài trợ: Chịu trách nhiệm cuối cùng đến sự thành công của dự án. Nhà tài trợ có trách nhiệm ký kết hoàn tất các tài liệu lập kế hoạch và các yêu cầu thay đổi. Đồng thời cho phép nhóm QLDA sử dụng nguồn nhân lực và có trách nhiệm xem xét lại các tiến trình và chất lượng của dự án. + Nhà QLDA: làm việc vói các đôi tượng liên quan để định nghĩa dự án. Lập kế hoạch sắp xếp lịch, dự toán ngân sách các hoạt động của dự án. Giám sát hiệu quả hoạt động và thực hiện hiệu chỉnh các hoạt đọng. Thường xuyên thong báo với nhà tài trợ và các đối tượng có liên quan vì vậy đóng vai trò là người trung gian giữa nhóm dự án. + Nhà quản lý chức năng: Nhà QL này chịu ảnh hưởng các hoạt động cảu dự án.là QL nguồn lực và đáp ứng cá yêu cầu của cấp trên. + Khách hang: nhận đầu ra của dự án, là người đánh giá chất lượng của dự án. + Ngoài những nhân tố trên chúng ta còn 1 nhân tố đó là nhà cung cấp: nhà cung cấp có trách nhiệm cung cấp các thiết bị , sản phẩm hay dịch vụ cần thiết cho hoạt động của dự án. Các lĩnh vực quản lý dự án: Lập kế hoạch tổng thể là quá trình tổ chức dự án theo 1 trình tự logic, chi tiết hoá các mục tiêu của duej án thành những công việc cụ thể và hoạch định những công việc cụ thể. Quản lý phạm vi: là việc xác định phạm vi, giám sát, xác định công việc của dự án đồng thời xác đinh những công việc nào nằm ngoài phạm vi dự án. Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành sản phẩm. Quản lý chi phí: là quá trình dự toán kinh phí , giám sát chi phí theo tiến độ từng công việc và toàn bộ dự án. Quản lý chất lượng: là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng của dự án nhằm đảm boả đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ. Quản lý nhân lực: là quá tình hướng dẫn, phối hợp những nổ lựu của mỗi thành viên tham gia dự án. Quản lý thong tin: là quá trình các dòng thông tin thông suốt, nhanh chóng và chính xác giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý. Quản lý rủi ro: là việc nhận diện các nhân tố rủi ro trong dự án Quản lý hợp đồng và các hoạt động mua sắm: là quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, hàng hoá, thương lượng với họ nếu cần thiết. Vai trò của nhà QLDA: Kỹ năng lãnh đạo: lãnh đạo là kỹ năng cơ bản của của nhà quản lý dự án, có trách nhiệm định hướng, khuyến khích và phối hợp các thành viên trong nhóm. 1 Kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát dự án: phải là người chịu trách nhiệm về kế hoạch tổng thể giữa nhà tài trợ và khách hàng. Nhà QLDA phải có khả năng lập lịch dự án. Kỹ năng giao tiếp và thông tin trong QLDA: nhà QLDA có trách nhiệm phối hợp, thống nhất các hoạt động giữa các bộ phận chức năng và những cơ quan vì vậy phải có kỹ năng giao tiếp. Nhà quản lý dự án cũng cần giỏi kỹ năng thông tin truyền thông và kỹ năng chia sẻ thông tin giữa các thành viên. Kỹ năng thương lượng và giải quyết sự cố khó khan vướng mắc: nhà QLDA phải có kỹ năng thương lượng giỏi với các nhà quản lý cấp trên và những người đứng đầu các bộ phận liên quan nhằm tranh thủ tối đa sự quan tâm của cấp trên. Đồng thời giải quyết những mâu thuẫn trong quản lý dự án. Kỹ năng tiếp thị và quan hệ khách hàng: nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà QLDA là hoạt động maketing sẽ giúp đươn vị được khách hàng hiện tại và tăng them khách hàng tiềm năng. Kỹ năng ra quyết định : là lựa chọn dự án và cách thức thực hiện thực công việc. Dự án công nghê thông tin: Đặc điểm: một dự án CNTT liên quan đến 3 thành phần: Phần cứng, phần mềm và mạng. Các giai đoạn của dự án: Lập kế hoạch (Xây dựng ý tưởng): trong giai đoạn này những giai đoạn được xét đến là muc đích yêu cầu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận tiềm năng, mức độ chi phí, mức độ rủi ro và nguồn nhân lực cần thiết. Giai đoạn phát triển: là giai đoạn chi tiết xem dự án cần những nội dung nào, thực hiện ra soa cần thực hiện những công việc sau: Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức. Xây dựng kế hoạch tổng thể và lập bảng chi tiết công việc. Lập kế hoạch tiến độ thời gian. Lập kết hoạch ngận sách. Lập kế hoạch nguồn nhân lực cần thiết. Xin phê chuẩn các kế hoạch. Giai đoạn thực hiện: đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nổ lực nhiều nhất như xây dựng phòng ốc, hệ thống, lựa chọn công cụ, phát triển hệ thống… Giai đoạn kết thúc: là giai đoạn hoàn thành sản phẩm, bàn giao hệ thống và những tài liệu có liên quan. vd: + hoàn chỉnh và lập kế hoạch lưu trữ hồ sơ liên quan đến dự án. + kiểm tra lại sổ sách kế toán + thanh quyết toán. + Giải phóng và bố trí lại thiết bị và nhân lực. *Các tiến trình trong một giai đoạn : Gồm có các tiến trình sau: + khởi tạo + lập kế hoạch. + thực thi kế hoạch. 2 + kiểm soát. + Kết thúc. Chương II: Quản lý Phạm vi 2.1. Tầm quan trọng: Phạm vi là 2 danh sách tất cả những gì dự án phải làm(nếu có thể liệt kê danh sách những gì dự án không phải làm). Một dự án phải có 1 phạm vi được viết rõ rang, nếu không dự án không bao giờ kết thúc. 2.2. Xác định phạm vi: Đảm bảo rằng loại dự án và quy mô dự án được xác định rõ. Đảm bảo rằng các phần được chuyển giao và ranh giới dự án được xác định rõ. Đảm bảo rằng trách nhiệm được xác định rõ. Đảm bảo phải phát hoạ những rủi ro có khả năng xãy ra. 2.3. Bảng chi tiết công việc: 2.3.1. Định nghĩa: bảng kê công việc là tài liệu kiểm soát dự án có thể sử dụng như là 1 hợp đồng pháp lý gồm những nội dung ...

Tài liệu được xem nhiều: