Danh mục

Tài liệu ôn tập môn triết học MacLenin

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.02 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM về tín ngưỡng tôn giáo: Trả lời: Tôn giáo là một hiện tượng XH do con người tạo nên. Tôn giáo ra đời trong những điều kiện Xh nhất định, đối tượng của tôn giáo thế giới là vô hình. Vì phương pháp trực giác tôn giáo buộc mọi tín đồ phải tin vào đối tượng một cách mù quáng mà không thể chứng minh được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu ôn tập môn triết học MacLenin Tài liệu ôn tập môn triết học MacLenin Câu 1: Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM về tín ngưỡng tôn giáo: Trả lời: Tôn giáo là một hiện tượng XH do con người tạo nên. Tôn giáo ra đời trong những điều kiện Xh nhất định, đối tượng của tôn giáo thế giới là vô hình. Vì phương pháp trực giác tôn giáo buộc mọi tín đồ phải tin vào đối tượng một cách mù quáng mà không thể chứng minh được. xét về bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức XH phản ánh một cách hoang đường hư ảo. Nói đến tôn giáo là nói đến một hình thái ý thức XH đã có từ lâu đời cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người. tôn giáo có những chuyển biến thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau, từ đa thần đến nhất thần, có tôn giáo mang tính chất quốc gia, có tôn giáo mang tính chất thế giới, mọi tôn giáo đã ăn sâu, bám chắt vào đời sống tinh thần của con người trong suốt chiều dài lịch sử. ngày nay tuy tôn giáo đã lỗi thời về mặt lịch sử, song nó không bao giờ từ bỏ lập trường của mình. Mặt khác, về khách quan vẫn còn có những liên quan điều kiện để tôn giáo tồn tại, hơn nữa nó đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân nên tôn giáo có tồn tại lâu dài. Theo CN MLN, tôn giáo là một hiện tượng XH đa dạng, phức tạp gắn liền với những lĩnh vực xã hội khác nhau của đời sống con người, là một thái ý thức XH so con người sang tạo ra, nó phản ánh cách giải quyết mối quan hệ giữa con người với các siêu nhiên, cải thiện thực với cái hư ảo, cái trần tục với cái thiên liêng, cái trần gian với cái siêu trần gian. Tôn giáo là sự sáng tạo, nó phản ánh hư ảo, sự tưởng tượng, là thế giới quan lộn ngược của con người với những sức mạnh bên ngoài chi phối họ. Ăngghen viết :”Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người, là những sức mạnh mang hình thức siêu thế gian” (Ăngghen trong Chống Duyrinh). Tôn giáo không có nội dung riêng, nó phản ánh hiện thực xã hội một cách sai lệch, hư ảo. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo, là thuốc phiện của tín đồ tôn giáo. CN Mác – Lênin cho rằng, về bản chất, tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Song xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, nó phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Sự hoang đường của tôn giáo do chính con người sáng tạo; cái thế giới hư ảo ấy không ai nhìn thấy được và chưa ai chứng minh được bằng cơ sở khoa học. Hoang đường và hư ảo chính là bản chất của tôn giáo. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo ra đời có 3 nguồn gốc cơ bản: Một là, nguồn gốc nhận thức: tôn giáo đã nảy sinh trong xã hội mà trình độ sản xuất hết sức thấp kém, con người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, bất lực trước những hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được, dẫn đến sự bất lực, “bổ sung” bằng cách giải thích là có một lực lượng siêu nhiên có sức mạnh ghê gớm ở bên ngoài con người, đang chi phối con người. Vì vậy, tôn giáo lúc đầu là đa thần, tôn giáo gắn liền với đặc điểm nhận thức. Ánh sáng khoa học đi đến đâu thì tôn giáo lùi đến đó. Biết và chưa biết còn khoảng cách thì còn tôn giáo. Vì vậy, tôn giáo còn tồn tại lâu dài. Hai là, nguồn gốc KT – XH: khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có đối kháng giai cấp, con người phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị, xã hội bất bình đẳng, con người không giải thích được, nên tìm đến tôn giáo. Con người tìm đến tôn giáo để được che chở bởi đức chúa trời, đức phật, thượng đế … Giai cấp thống trị luôn luôn sử dụng tôn giáo, lợi dụng triệt để tôn giáo để thống trị nhân dân, khống chế nhân dân. Ba là, nguồn gốc tâm lý tình cảm: Con người tìm đến tôn giáo như tìm đến niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần, tôn giáo đã có tác dụng giữ trạng thái thăng bằng, tâm tư, tình cảm của con người. Nó là quan niệm, lòng tin, tình cảm của con người trước những sức mạnh của tự nhiên, những biến cố của xã hội. Vì thế tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo, song người ta vẫn cần đến nó. 1 Theo quan điểm của CN MLN, tôn giáo có các chức năng:đền bù hư ảo; thế giới quan; điều chỉnh hành vi hoạt động của con người và chức năng liên kết. Đồng thời với những chức năng này, tôn giáo gò bó con người, làm cho con người lệ thuộc bên ngoài; làm mờ nhạt ý thức đấu tranh, ý chí tự chủ vươn lên, ý thức trách nhiệm của con người. làm cho con người nghèo đi; dễ bị lợi dụng vì mục đích đen tối. Tôn giáo là một nhu cầu của xã hội trong một giai đoạn. điều kiện lịch sử nhất định. Vì vậy, tôn giáo là phạm trù lịch sử, nó bao giờ cũng biến động theo sự biến động của lịch sử và cũng là hệ quả của sự biến động lịch sử. khi điều kiện lịch sử thay đổi đến một giai đoạn nào đó, tôn giáo sẽ không còn. Tôn giáo mang tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị; ngoài ra t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: