Danh mục

Tài liệu tập huấn hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.33 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm là gì, thế nào là đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, một số kỹ thuật thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm là những nội dung chính trong "Tài liệu tập huấn hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC TæI LIỆU TẬP HUẤN H NG D N SINH HO T CHUYÊN MÔN THEO H NG L Y H C SINH LÀM TRUNG TÂM Hướng dẫn sinh hoạt chuyên mônHà Nội, theo 2013 hướng lấy học sinh làm trung tâm 1 MỤC LỤC PHÂN I. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM LÀ GÌ? 2 I. Khái niệm sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm 2 II. Mục đích ý nghĩa của cách sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm 3 trung tâm III. Sự khác nhau giữa cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh 3 hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm PHẦN II. THẾ NÀO LÀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 15 I. Công tác chuẩn bị để đổi mới sinh hoạt chuyên môn 15 II. Điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 16 III. Các giai đoạn đổi mới sinh hoạt chuyên môn 18 IV. Các bước thực hiện của một buổi sinh hoạt chuyên môn 18 PHẦN III. MỘT SỐ KỸ THUẬT THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 25 I. Một số kỹ thuật quan sát giờ 25 II. Một số kỹ thuật chụp ảnh và quay video khi dự giờ 27 III. Một số kỹ thuật chủ trì sinh hoạt chuyên môn 27 IV. Một số kỹ thuật thiết kế bài học 30 Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 2 PHẦN I SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM LÀ GÌ? I. KHÁI NIỆM SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kỳ nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua dự giờ và phân tích bài học. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào? Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chât lượng dạy học, tạo cơ hội cho tất cả học sinh được tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 3 II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÁCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 1. Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh có khó khăn trong khi học. 2. Tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. 3. Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. 4. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lý/giáo viên/học sinh với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh. Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người. III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRUYỀN THỐNG VÀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 1. Sinh hoạt chuyên môn truyền thống a) Mục đích • Đánh giá, xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy định từ các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông qua hướng dẫn của từng Sở giáo dục và đào tạo. Khi dự giờ, mọi người tập trung quan sát các hoạt động dạy của giáo viên để phân tích, góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung, kiến thức, phương pháp dạy học, cách sử dụng đồ dùng dạy học, phẩn bổ thời gian… • Thống nhất cách dạy, quy trình dạy các dạng bài của các môn học để tất cả giáo viên trong tường khối lớp cùng thực hiện nhằm nâng cao kỹ năng dạy cho giáo viên. b) Thiết kế bài học minh họa • Bài dạy minh họa được phân công cho một giáo viên thiết kế, chuẩn bị và dạy minh họa theo nội dung chuyên đề được xác định trong kế hoạch năm học hoặc theo nhu cầu của giáo viên trong trường. • Bài dạy minh họa được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định. • Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên nhằm chuyển tải hết nội dung đã có chứ không xem xét nội dung kiến thức đó có phù hợp với đối tượng học sinh của lớp/trường mình không. Giáo viên không dám thay đổi, thêm hoặc giảm bớt ngữ liệu Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 4 trong sách giáo khoa mặc dù biết rằng nếu đưa ra học sinh (đặc biệt là học sinh dân tộc) cũng không hiểu được. • Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp/kỹ thuật dạy học. • Tiến trình giờ học được thực hiện đúng theo quy trìn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: