Danh mục

Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng đậu nành

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 773.65 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng đậu nành gồm các nội dung chính như: Tổng quan về đậu nành; Kỹ thuật trồng đậu nành; Kỹ thuật chăm sóc đậu nành; Thu hoạch và bảo quản đậu nành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng đậu nành SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNTRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH LONG TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH(Ban hành theo Quyết định số 280/QĐ-TTKN, ngày 24/5/2017 của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long) 1 VĨNH LONG, THÁNG 5/2017 KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH Biên soạn: Ths. Trương Thị Mỹ Lộc Phòng Khuyến nông Trồng trọt - TTKNI. Tổng quan về đậu nành1. 1 Giới thiệu chung Đậu nành có tên khoa học là Glycine max L., thuộc họ Đậu (Fabaceae), cònđược gọi là đậu tương, hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. Ởmiền Nam đậu nành được trồng 3 vùng chính gồm: vùng Đông Nam Bộ, đồngbằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Đậu nành là loại cây thân thảo, hằng năm. Thân cây mảnh, cao từ 0,8m đến0,9m, có lông, cành hướng lên phía trên. Lá mọc cách có ba lá chét hình trái xoan,mũi gần nhọn, không đều ở gốc. Hoa có màu trắng hay tím xếp thành chùm ở náchcành. Quả thõng, hình lưỡi liềm, gân bị ép, trên quả có nhiều lông mềm màu vàng,thắt lại giữa các hạt. Các hạt thứ 2, 3, 5 gần hình cầu, các hạt còn lại hình thận dài,có màu vàng rơm nhạt.1.2 Đặc điểm hình thái Đậu nành là cây hai lá mầm có rễ cọc, rễ tập trung ở tầng đất mặt 30 – 40cm, độ ăn lan khoảng 20 – 40 cm. Trên rễ có các nốt sần cố định đạm do vi khuẩncộng sinh Rhizobium japonicum; Thân đậu nành có màu xanh hoặc tím ít phâncành, có từ 14-15 lóng, chiều cao cây trung bình từ 0,5 – 1,2 m; Tùy theo từng thờikỳ sinh trưởng, phát triển của cây mà có các dạng lá: lá mầm, lá đơn và lá kép có 3lá chét. Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, mọc thành chùm trung bình mỗi chùmcó từ 7 – 8 hoa, hoa có màu tím hoặc trắng. Khi kết trái, đậu nành thuộc loại quả 2nang tự khai, mỗi trái trung bình có từ 2 – 3 hạt, có khi có 4 hạt có hình tròn, bầudục, tròn dẹp, có màu vàng, vàng xanh hoặc nâu đen.1.3 Đặc điểm sinh thái Đậu nành có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đấtphù sa, đất giồng cát. Nhưng để trồng đậu nành có hiệu quả phải trồng trên đất cóthành phần cơ giới nhẹ, pH từ 6,0-6,5. Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển thích hợptừ 24-300C;II. Kỹ thuật trồng đậu nành2.1 Thời vụ trồng Đậu nành là cây công nghiệp ngắn ngày, nên có thể bố trí vào các mô hìnhluân canh, xen vụ để tăng vòng quay của đất, nâng giá trị kinh tế cho người sửdụng, đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh lưu tồn qua mùa vụ canh tác. Đậu nành cóthể trồng được quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác khác nhau sẽ có ảnhhưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng, tình hình sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chiphí sản xuất. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thời vụ canh tác thíchhợp nhất là Đông Xuân (xuống giống tháng 11 – 12 dl và thu hoạch vào tháng 2-3dl) và Xuân Hè (xuống giống tháng 2-3 dl và thu hoạch vào tháng 5-6 dl). Vụ HèThu thì phải quản lý nước tốt.2.2 Giống Tại ĐBSCL, các giống đậu nành có năng suất cao, phù hợp thổ nhưỡng và đượctrồng phổ biến là: MTĐ 176, Giống đậu nành Nhật 17A – 7, MTĐ 760-4, BC 19… Các giống đậu nành triển vọng: HLĐN 29, HLĐN 910… Trước khi gieo, phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ trên từ 2- 3giờ; Khôngđược phơi trên nền xi măng, sân gạch và không phơi dưới nắng gắt từ 10 giờ sángđến 2 giờ chiều.2.3 Làm đất Tại đồng bằng sông Cửu Long, đậu nành có thể trồng thích hợp trên các loạiđất như đất phù sa, đất nhiễm phèn nhẹ…Đối với những loại đất có thành phần cơgiới nặng có thể sử dụng thêm phân hữu cơ.2.3.1 Cách trồng có làm đất Ngay sau khi thu hoạch lúa xong tiến hành cắt gốc rạ. Dùng máy cắt gốc rạrải đều trên mặt ruộng. Nên cắt gốc rạ trước gieo hạt, cắt trước khi gieo cũng thuậnlợi cho việc gieo hạt bằng công cụ sạ hàng. Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải, sau đó xới lại 10 cm, tránh cày đất lúc cònquá ướt. Trường hợp đất quá khô, phải chủ động cho nước vào, rút nước ra và chờđến khi đất có đủ độ ẩm thích hợp thì mới cày. 3 Nếu không cày thì xới 20 cm cho tơi xốp, để hệ thống rễ cây đậu phát triểntốt, tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước,dinh dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ. Đường kính đấtcày vừa phải (4 – 5cm). * Ưu điểm - Diệt cỏ dại. - Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thốngrễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu. - Hạn chế việc bốc phèn (xì phèn) lên lớp đất mặt do mao dẫn. * Nhược điểm - Tốn thời gian làm đất, do đó kéo dài thời vụ trồng đậu nành. Có thể ảnhhưởng đến cây trồng vụ sau. - Tốn chi phí làm đất, tưới nước (vì muốn làm đất, phải để đất tương đốikhô, sau khi gieo, phải tưới nhiều nước) dẫ ...

Tài liệu được xem nhiều: