Danh mục

Tài liệu tập huấn Kỹ thuật trồng bông

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 737.19 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (98 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tập huấn Kỹ thuật trồng bông gồm có những nội dung chính: Chọn tạo và sử dụng giống bông, kỹ thuật canh tác bông, sâu bệnh hại bông, chất lượng xơ bông,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn Kỹ thuật trồng bông Bộ Công Thương Tập đoàn Dệt - May Việt Nam ---*---VIỆN NGHIÊN CỨU BÔNG & PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NHA HỐ TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT TRỒNG BÔNG Ninh Thuận - 2011 PHẦN 1. CHỌN TẠO VÀ SỬ DỤNG GIỐNG BÔNG1. BỐI CẢNH CHUNG1.1. Về sản xuất bông Trên thế giới, cây bông (Gossypium sp.) được trồng ở hơn 80 quốc gia, vớidiện tích hàng năm khoảng 33-34 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 20-25 triệu tấnbông xơ, có giá trị trên 20 tỷ USD. Trong 10 năm trở lại đây bình quân năng suất và giá bông xơ có tăng nhưngvới tốc độ chậm so với xu hướng tăng ngày càng nhanh của chí phí sản xuất do tănggiá vật tư đầu vào, chi phí lao động và một số chi phí thiết bị bổ sung và phụ trợkhác. Hiện tại, chi phí sản xuất trung bình khoảng 500 - 2500USD/ha tùy thuộc vàođiều kiện sản xuất và mức năng suất đạt được (ICAC, 2008). Từ đó, thu nhập củangười trồng giảm và khả năng cạnh tranh của cây bông so với các cây trồng khácthấp. Đối với Việt Nam, phát triển bông hiện tại cũng nằm trong xu thế chung củathế giới. Năng suất bông bình quân cả nước thấp (440 – 460kg xơ/ha) và tăngchậm. Hơn nữa, chi phí sản xuất cao, ước tính 11 – 12 triệu đồng/ha (570 – 600USD/ha). Trung bình chi phí khoảng 1,1USD/1kg xơ, thuộc nhóm nước có chi phísản xuất cao nhất (ICAC, 2008) và đang có xu hướng tăng theo giá cả vật tư, nhâncông... hiện tại và sắp tới. Chính vì thế, các đơn vị sản xuất khó có thể dùng biệnpháp tăng giá mua để kích thích người trồng, đồng thời, hiệu quả sản xuất bôngthấp, rủi ro cao, cây bông mất ưu thế cạnh tranh so với cây trồng khác. Hơn nữa,một trong những hạn chế năng suất bông Việt Nam và làm tăng chi phí đầu vào làsâu hại (sâu đục quả, chích hút) và bệnh hại (như đốm lá, phấn trắng...) phổ biến ởcác vùng.1.2. Về chọn tạo và sử dụng giống  Về chọn tạo giống: Cùng với các phương pháp truyền thống (nhập nội, chọn lọc quần thể, chọn lọc cá thể đối với giống thuần; lai đơn, lai ba… và phân 2 tích di truyền số lượng đối với giống lai), ứng dụng công nghệ sinh học đã được đẩy mạnh với các công nghệ chuyển gen, chọn giống nhờ chỉ thị phân tử….; hiện tại, diện tích bông biến đổi gen chiếm đến hơn 40% tổng diện tích bông thế giới (chủ yếu bông kháng sâu đục quả, chịu thuốc trừ cỏ và bông kết hợp hai tính trạng trên.  Về sử dụng giống: giống thuần vẫn là chủ lực, giống lai chủ yếu phát triển ở các nước có lực lượng lao động đồi dào và chi phí lao động rẻ trong sản xuất hạt giống lai như Trung Quốc (40%), Ấn Độ (50%)…2. VAI TRÒ CỦA CHỌN TẠO GIỐNG BÔNG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI2.1. Tăng giá trị đầu ra  Tăng năng suất xơ: chủ yếu dựa trên cơ sở tổ hợp hợp lý các yếu tố cấu thành năng suất nhằm tăng số hạt cây và trên một đơn vị diện tích – tức tăng số quả/cây hoặc/và tăng số hạt/quả.  Cải tiến chất lượng xơ: tiêu chuẩn các chỉ tiêu chính gồm chiều dài > 30mm, độ bền > 32gr/tex, độ mịn < 4,5M; trong đó, chú trọng sử dụng trực tiếp gen chất lượng xơ tốt của loài bông hải đảo hoặc chuyển các gen này vào loài bông luồi.  Tăng giá trị sử dụng của hạt bông như là một sản phẩm phụ: chủ yếu tạo giống có hàm lượng gossypol thấp trong hạt để sử dụng sản phẩm chế biến từ hạt như dầu, protein.  Tính thích ứng sinh thái phù hợp: đi kèm với tính thích ứng rộng trồng được nhiều vùng, vụ, cần chú trọng loại hình giống thích ứng hẹp để trồng ở những điều kiện cụ thể (chín sớm, chịu bất lợi ngoại cảnh như nóng, hạn cục bộ, mặn, ứng…) nhằm tận dụng quỹ đất, thời vụ gieo trồng, khai thác triệt để tiềm năng của giống để đạt năng suất và chất lượng cao nhất.2.2. Giảm chi phí sản xuất đầu vào  Chín sớm: với tổng thời gian một vụ < 135 ngày, giống chín sớm giúp tiết 3 kiệm chi phí đầu vào (phân bón, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh, công lao động), tạo cơ chế trốn tránh rủi ro do áp lực sâu bệnh hại tích lũy cao và bất lợi ngoại cảnh (hạn, mưa muộn...) vào cuối vụ, giúp rút ngắn thời gian một vụ bông từ 155 – 170 ngày hiện nay xuống dưới 135 ngày, nhờ đó, dễ bố trí thời vụ bông sau cây trồng khác vụ 1 (ngô, đậu) trên các vùng trồng bông vụ mưa, thời vụ chiếm phần lớn diện tích trồng bông hiện tại cả nước (>85%). Mặt khác, thời vụ ngắn là giải pháp kỹ thuật tiền đề để phát triển các vùng bông tập trung, trang trại trong cả 2 vụ có hiệu quả nhất.  Khả năng chống chịu sâu bệnh cao: tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp truyền thống, tập trung chủ yếu các loại sâu bệnh hại chính, sâu đục quả (sâu xanh đục quả, sâu xanh da láng, sâu hồng…), sâu chích hút (rầy, rệp, bọ trĩ, nhện đỏ…), bệnh đốm ...

Tài liệu được xem nhiều: