Thông tin tài liệu:
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới thì những hiểu biết về marketing đang dần chiếm một vị trí đáng kể trong tri thức của các nhà lãnh đạo và quản lý. Tuy nhiên, marketing vẫn là một chủ đề bị hiểu sai lệch..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo : Bài giảng Marketing căn bảnGiới thiệu chung về môn học Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thếgiới thì những hiểu biết về marketing đang dần chiếm một vị trí đáng kể trong trithức của các nhà lãnh đạo và quản lý. Tuy nhiên, marketing vẫn là một chủ đề bịhiểu sai lệch trong suy nghĩ của nhiều người, môn học Marketing căn bản giúp trangbị các bạn sinh viên trong khối ngành kinh doanh và quản lý các tri thức vềmarketing như: nghiên cứu quy luật hình thành nhu cầu thị trường, các hệ thốngchính sách nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn phù hợp với thị trường. Đểhọc tốt môn học này, ngoài giáo trình, các bạn sinh viên cần trang bị thêm cho mìnhnhững kiến thức về các hoạt động marketing của các doanh nghiệp thực tế, các kiếnthức về văn hoá, hành vi ứng xử,... Đó cũng là những trang bị tốt cho các bạn trongcông việc sau này. Nội dung môn học được chia thành 7 chương: Chương 1: Tổng quan về marketing. Giới thiệu chung về các khái niệmmarketing, các quan điểm quản trị marketing, các nội dung hoạt động marketingcũng như các chính sách, công cụ thực hiện trong quá trình quản trị marketing Chương 2: Phân tích các cơ hội Marketing. Nghiên cứu về hệ thống thông tinMarketing, phân tích những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing,các loại thị trường và các hành vi của khách hàng trên các loại thị trường này để tìmra những cơ hội hoạt động marketing hiệu quả. Chương 3: Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.Thực hiện phân đoạn và lựa chọn các đoạn thị trường thích hợp dựa trên nhữngphân tích về cơ hội thị trường, đưa ra các chiến lược định vị thị trường. Chương 4, 5, 6, 7: Các quyết định marketing hỗn hợp. Các chương này sẽnghiên cứu cụ thể về bốn quyết định marketing cơ bản: các chiến lược sản phẩm,giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.Marketing c¨n b¶n -1- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETINGMỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, sinh viên cần nắm được các vấn đề sau: • Bản chất của Marketing và các khái niệm cơ bản trong marketing • Con đường phát triển của tư duy quản trị marketing • Vai trò, chức năng của Marketing và mối quan hệ của chức năng Marketingvới các chức năng khác trong doanh nghiệp.NỘI DUNG1.1. Marketing là gì? Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh. Nghĩa đen của nó là “làmthị trường”. Marketing là một thuật ngữ đặc biệt, bao gồm nội dung rộng, nênkhông dễ dàng dùng phiên âm trọn vẹn và ngắn gọn cho các ngôn ngữ của từngnước. Do vậy trên trường quốc tế cũng như ở Việt nam hiện nay đều dùng nguyênbản âm “Marketing” trong giao dịch cũng như trong các văn bản, sách báo. Vàngười ta đã quen dùng và đều hiểu với nội dung và ý nghĩa của nó. Có rất nhiều định nghĩa về Marketing. Ở mỗi thời kỳ, ở mỗi cương vị, ở mỗilĩnh vực đều có những định nghĩa và quan niệm khác nhau về Marketing dựa trênmục đích của mình sử dụng. Thuật ngữ Marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảngđường ở trường đại học tổng hợp Michagan ở Mỹ. Suốt trong gần đầu thế kỷ 20,Marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh. Chỉ có từ sauchiến tranh thế giới thứ 2, nó mới được truyền bá sang Tây âu và Nhật bản... Quátrình quốc tế hoá của Marketing phát triển rất nhanh. Ngày nay hầu như tất cả cácnước Châu Mỹ, Châu âu, Châu á, Châu Úc, Châu Phi đều đã giảng dạy và ứng dụngMarketing trong sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Tại Việt Nam,marketing được đưa vào giảng dạy tại các trường học vào đầu những năm 1990 khinền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hiện nay marketing làmột môn học bắt buộc trong các chương trình của khối ngành Quản trị kinh doanh.1.1.1. Quá trình phát triển của marketing Nguyên nhân sâu xa xuất hiện các hoạt động marketing chính là trao đổi cótính chất cạnh tranh vì trong trao đổi có cạnh tranh người ta phải tìm mọi cách để cốgắng bán hoặc mua được hàng. Các hoạt động marketing phát triển từ những hành vi marketing rời rạc gắnvới những hành vi trao đổi có cạnh tranh cho đến khi nền công nghiệp đại cơ khíphát triển, các hoạt động marketing phát triển do quá trình tìm kiếm các giải phápMarketing c¨n b¶n -2-tốt hơn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Các lý thuyết marketing trong giai đoạn nàycó nội dung hoạt động đơn giản, chủ yếu tập trung vào các hoạt động đẩy mạnh tiêuthụ của các nhà sản xuất kinh doanh. Người ta gọi Marketing trong giai đoạn này làMarketing truyền thống (tradition Marketing). Marketing được vận dụng trước hếttrong các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty sản xuất thiết bị công nghiệp,sản xuất các vật liệu, sau đó được áp dụng cả trong các nhóm ngành dịch vụ. Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng,các vấn đề về tiêu thụ sản phẩm trở nên bức xúc, vị trí c ...