Thông tin tài liệu:
Kháng thểKháng thể (tiếng Anh: antibody) là các phân tử immunoglobulin (có bản chất glycoprotein), do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩn hoặc virus. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo: Kháng thể Kháng thểKháng thể (tiếng Anh: antibody) là các phân tửimmunoglobulin (có bản chất glycoprotein), do cáctế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóatừ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vôhiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩnhoặc virus. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện mộtepitope kháng nguyên duy nhất.Hình 1: Bề mặt một phân tử IgGMục lục 1 Cấu trúc điển hình o 1.1 Các domain hằng định o 1.2 Các domain biến thiên 2 Giới hạn giữa cái ta và cái không ta - Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên o 2.1 Isotype o 2.2 Allotype o 2.3 Idiotype o 2.4 Tự kháng thể o 2.5 Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể- kháng nguyên 3 Ái lực của kháng thể với kháng nguyên 4 Các lớp kháng thể (hay isotype) o 4.1 IgG o 4.2 IgA o 4.3 IgM o 4.4 IgE o 4.5 IgD 5 Vai trò của kháng thể o 5.1 Liên kết với kháng nguyên o 5.2 Hoạt hóa bổ thể o 5.3 Hoạt hóa các tế bào miễn dịch 6 Sự tổng hợp immunoglobulin o 6.1 Đại cương 6.1.1 Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nặng 6.1.2 Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nhẹ kappa 6.1.3 Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nhẹ lambda 6.1.4 Điều hòa sản xuất kháng thể o 6.2 Sự chuyển lớp isotype 7 Kháng thể đơn dòng và đa dòng o 7.1 Kháng thể đơn dòng o 7.2 Kháng thể đa dòng 8 Tài liệu tham khảo 9 Xem thêm 10 Liên kết ngoàiCấu trúc điển hìnhHình 2: Cấu trúc của một phân tử kháng thể.Phân tử kháng thể cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide,gồm hai chuỗi nặng (H, heavy, tiếng Anh, màu tímtrong hình 3) giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L,light, tiếng Anh, màu xanh lá trong hình 3) cũnggiống hệt nhau. Có hai loại chuỗi nhẹ κ (kappa) và λ(lambda), do đó hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tửimmunoglobulin chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ.Các chuỗi của immunoglobulin liên kết với nhau bởicác cầu nối disulfide và có độ đàn hồi nhất định(hình 2 và 3). Một phần cấu trúc của các chuỗi thì cốđịnh nhưng phần đầu của hai cánh tay chữ Y thìrất biến thiên giữa các kháng thể khác nhau, để tạonên các vị trí kết hợp có khả năng phản ứng đặc hiệuvới các kháng nguyên tương ứng, điều này tương tựnhư một enzyme tiếp xúc với cơ chất của nó. Có thểtạm so sánh sự đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên với ổ khóa và chìa khóa. Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.Các domain hằng địnhHình 3: Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể.Các domain hằng định (C, constant, tiếng Anh) đặctrưng bởi các chuỗi amino acide khá giống nhaugiữa các kháng thể. Domain hằng định của chuỗi nhẹký hiệu là CL. Các chuỗi nặng chứa 3 hoặc 4 domainhằng định, tùy theo lớp kháng thể CH1, CH2, CH3 vàCH4.Các domain hằng định không có vai trò nhận diệnkháng nguyên, chúng làm nhiệm vụ cầu nối với cáctế bào miễn dịch cũng như các bổ thể. Do đó, phầnchân của chữ Y còn được gọi là Fc (tức là phầnhoạt động sinh học của kháng thể F: fragment, c:cristallisable)Các domain biến thiênMỗi immunoglobulin có 4 domain biến thiên (V,variable, tiếng Anh) ở đầu tận hai cánh tay củachữ Y. Sự kết hợp giữa 1 domain biến thiên trênchuỗi nặng (VH) và 1 domain biến thiên trên chuỗinhẹ (VL) tạo nên vị trí nhận diện kháng nguyên (còngọi là paratope). Như vậy, mỗi immunoglobulin cóhai vị trí gắn kháng nguyên. Hai vị trí này giốngnhau như đúc, qua đó một kháng thể có thể gắn đượcvới 2 kháng nguyên giống nhau. Hai cánh tay củachữ Y còn gọi là Fab (tức là phần nhận biết khángnguyên, F: fragment, ab: antigen binding). Domainkháng nguyên nơi gắn vào kháng thể gọi là epitope.Các domain sở dĩ gọi là biến thiên vì chúng khácnhau rất nhiều giữa các kháng thể. Chính sự biếnthiên đa dạng này giúp cho hệ thống các kháng thểnhận biết được nhiều loại tác nhân gây bệnh khácnhau. Cơ chế tạo nên sự biến thiên này sẽ được đềcập ở những phần sau.Giới hạn giữa cái ta và cái không ta - Tínhđặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên Bài chi tiết: Hệ miễn dịchPhân biệt giữa cái ta và cái không ta là tính chấtcơ bản của hệ miễn dịch và do đó, là đối tượngnghiên cứu cơ bản của miễn dịch học. Hệ miễn dịchgiúp cơ thể chống lại bệnh tật, điều này có vẻ khôngcần phải nhắc lại, nhưng điều đáng lưu ý là một chấtkhông cần phải có khả năng gây bệnh, chỉ cần nó lạđối với cơ thể ...