Danh mục

Tài liệu tham khảo: TIẾP CẬN NỀN GIÁO DỤC KHOA CỬ THỜI LÊ SƠ_2

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.24 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

tài liệu tham khảo môn sử dành cho giáo viên, học sinh trung học phổ thông đang trong kì ôn thi tốt nghiệp và cũng cố kiến thức cho kì thi cao đẳng, đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo: TIẾP CẬN NỀN GIÁO DỤC KHOA CỬ THỜI LÊ SƠ_2 TIẾP CẬN NỀN GIÁO DỤC KHOA CỬ THỜI LÊ SƠCác quan lại già yếu, kém cỏi sẽ bị thải về quê. Nếu ai cố tình chạychức, chạy quyền sẽ bị trị tội nặng. Nhà vua đề ra chức nhất phẩm tânquan (chức quan danh dự) để truy tặng cho các vị công thần khai quốccó mặt trong hội thề Lũng Nhai bị hy sinh mà chưa được nhận chứctước, bổng lộc gì của triều đình. Từ 1492, vua tăng cường các quantrong Hàn lâm viện (mỗi ty 4 người) làm khảo quan tại các ty thừatuyên: Hải Dương, Sơn Nam, Tam Giang, Kinh Bắc trong các kỳ thihương để tránh những sự thông đồng, tiêu cực của các quan địa phương.Lê Thánh Tông là một minh quân, ông luôn đề cao trí thức, trọng đãingười tài đức, khoa bảng. Năm 1496, sau quy định cấp chức của quanlại, các cấp phải căn cứ vào bằng cấp, đạo đức và thử thách qua quá trìnhlàm việc. Nhất thiết phải đỗ đạt mới được bổ làm quan.Năm 1497, vua Lê Thánh Tông băng hà, vua Lê Hiến Tông được nốingôi. Ngay khi nhận chức, ông đã chú ý cải cách giáo dục, xuống chiếucầu hiền và có sắc chỉ phải chọn tiến sĩ xuất thân liêm khiết, siêng năng,cương trực, làm việc giỏi để bổ nhiệm vào cấp sự trong 6 khoa. Nhữngchức vụ quan trọng như giám sát ngự sử hoặc tổng binh không được traocho người yếu kém, dù xuất thân quý tộc. Từ đây, thể lệ trường thi đượcquy định rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trường thi thời này được chia ra 4 khurộng, có rào bao quanh xen kẽ những tháp có lính canh suốt ngày, nếu cóhọ hàng dự thi thì quan chấm trường không được làm khảo quan. Bài thicủa thí sinh được khảo quan chép lại sau đó các quan chấm thi chấmtheo bài chép lại đó để đề phòng việc các thí sinh đánh dấu bài thi. Thísinh nào vi phạm quy định trường thi phải xung vào quân bản phủ 3 nămvà suốt đời không được dự thi.Dưới thời các vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, nền giáo dục khoacử đạt đến đỉnh cao, tạo ra một tầng lớp trí thức nho học rất giỏi kinh sử.Ngoài các khoa thi lớn mang tầm quốc gia để tuyển chọn cử nhân, tiếnsĩ, nhà Lê còn có nhiều khoa thi đột xuất để tìm kiếm nhân tài: Khoahoành từ là khoa thi trên cấp thi hương, dưới cấp thi hội, khoa sĩ vọng(tuyển cử) chọn người để bổ tri huyện như người đỗ hương cống. Đặcbiệt, nhà Lê còn mở khoa đông các để tuyển chọn những tiến sĩ giỏi nhấtbổ vào các sảnh, viện, cục trong triều đình.Từ năm 1502, Lê Hiến Tông quy định bảng vàng được treo ở nhà Tháihọc Quốc Tử Giám chứ không treo ở cửa Đông Hoa nữa. Từ đây, bảngvàng bia đá được gắn với nhau ngay trong khuôn viên Quốc Tử Giám,có tác dụng thôi thúc, nhắc nhở tầng lớp trí thức phải rèn luyện khôngngừng về tài và đức để không làm hổ thẹn cái danh kẻ sĩ và không phụlại sự trọng đãi của nhà vua.Từ khi Lê Uy Mục và Lê Tương Dực lên ngôi, phong tục suy đồi, kỷcương rối loạn vì vua bạo ngược, gian dâm, giết người tôn thất, chuyênquyền độc đoán, chèn ép các sĩ phu, bọn gian nịnh được tin dùng, triềuLê dần sa sút. Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi nhà Lê. ThờiLê sơ trải 100 năm, qua 10 đời vua, kết thúc.Mặc dù vậy, thời Lê sơ được xem là một thời thịnh trị của chế độ phongkiến Việt Nam, được đánh dấu bởi những chiến công cực kỳ hiển háchcủa quân dân Đại Việt đánh tan giặc Minh xâm lược, xây dựng nên mộtnhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh, đạt nhiều đỉnhcao sánh ngang với các vương triều phương Bắc trên các mặt chính trị,kinh tế, xã hội, trong đó chế độ học tập, khoa cử và trọng dụng hiền tàiđược đặc biệt chú trọng và trở thành mẫu mực cho thời sau.Trước đây, khi nói đến nền giáo dục, khoa cử thời Lê sơ, có người nghingờ tính chất độc lập, sáng tạo của nó và cho rằng nền giáo dục đó nhiềulắm cũng chỉ là sự sao chép, mô phỏng của nền giáo dục Trung Hoa.Việc đồng nhất hai nền giáo dục như trên là thiếu cơ sở khoa học vàthiếu tính thuyết phục. Bản thân nền giáo dục nước ta dựa trên nhữngquy luật phát triển riêng của nó mà thời đại Lý-Trần được xem là thời kỳdựa trên tư tưởng của tam giáo đồng nguyên. Thời Lê sơ đánh dấu sự kếtthúc của quá trình tiếp thu, thâu hóa các khuynh hướng giáo dục từ bênngoài sau khi đã vượt ra khỏi cái bóng của nho, phật, lão để dựng nênmột cột mốc mới trong lĩnh vực tri thức hết sức phức tạp và thườngxuyên biến động để nền giáo dục, khoa cử Đại Việt có một nội dungriêng, một vị trí độc lập ngang bằng với các quốc gia.Dẫu rằng vua tôi nhà Lê sùng nho, trọng đạo, nhưng thời Lê sơ đượcxem là giai đoạn mà nền giáo dục khoa cử đã chín muồi về nội dung vàhình thức. Cũng như sự nghiệp giáo dục của bất kỳ quốc gia nào thời đó,giáo dục, thi cử nước ta tập trung thực hiện mục tiêu dạy làm người vàtruyền bá đạo làm người mà cái đạo đó nhất định phải hướng tới xâydựng những chuẩn mực đạo đức vừa mang tính chất riêng của con ngườigia đình, vừa mang tính chất con người xã hội phù hợp với những giá trịvăn hóa truyền thống Việt Nam và phù hợp với những giá trị văn hóathời đại. Chính vì lẽ đó mà một số nội dung tích cực của đạo nho đãđược các ông vua t ...

Tài liệu được xem nhiều: