Tài liệu thực tập Dược lý cơ bản cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản vềthử nghiệm trên động vật, một số điểm cần lưu ý khi thao tác trong phòng thí nghiệm, các đường cấp thuốc, khảo sát tác động hiệp lực của 2 dược phẩm, kiểm định vitamin C, strychnin; chọn lựa kháng sinh (case study), tính toán lượng dịch truyền. Tài liệu phục vụ cho các bạn sinh viên khoa Chăn nuôi thú y tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng đón đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu thực tập Dược lý cơ bản - TS. Hồ Thị Nguyệt ThuTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA CHĂN NUÔI THÚ YBỘ MÔN KHOA HỌC SINH HỌC THÚ Y ----------oOo--------- Tài liệu thực tập DƯỢC LÝ CƠ BẢN Biên soạn: TS. Hồ Thị Nguyệt Thu TS. Võ Thị Trà An ThS. Đặng Thị Xuân Thiệp Tp. HCM, 2014VÀI HƯỚNG DẪN VỀ THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT*Sau khi cho thú dùng thuốc, quan sát kỹ và ghi nhận những vấn đề sau:- Tiềm thời: là thời gian từ lúc bắt đầu cho thuốc vào cơ thể đến khi thuốc bắt đầu cóhiệu lực.- Thời gian tác động: là thời gian tính từ lúc bắt đầu có hiệu lực đến khi thuốc khôngcòn hiệu lực nữa.- Cường độ tác động: là mức độ các phản ứng xảy ra sau khi dùng thuốc.Một vài phản ứng có thể xảy ra: • Chứng thất điều vận động: thú di chuyển lảo đảo như người say • Trạng thái ngủ: khi ta đặt nhẹ ngay trước mũi con vật một đầu que hay bút chì, nó không có phản ứng gì hết (hít, ngửi, quay đi). Lưu ý không được chạm vào râu chuột. • Mất phản xạ co rút chân: Ở vị trí nghỉ, khi kéo một trong hai chân thú về phía sau, nó sẽ nhanh chóng co rút chân về vị trí cũ. Nếu sau 2-5 giây mà nó không rút chân thì xem như mất phản xạ co rút chân. • Mất phản xạ thăng bằng: dùng đánh giá tính gây mê hay gây ngủ rất sâu của những liều mạnh barbiturates. Bình thường, khi con vật nằm nghiêng hay ngửa nó sẽ nhanh chóng lật úp lại. Nếu sau 2-5 giây nó không lật úp lại thì xem như mất phản xạ thăng bằng. • Mất cảm giác đau: Sau khi mất phản xạ thăng bằng vài phút, ta thử cảm giác đau và phản xạ đau. Khi dùng kim chích nhẹ vào đuôi con vật bình thường nó sẽ phản ứng bằng cách bỏ chạy hoặc run giật mạnh đuôi hoặc quay lại cắn đầu vào kim. Con vật được xem là mất cảm giác đau khi nó vẫn nằm yên. Con vật được xem là mất cảm giác đau và phản xạ đau khi nó vẫn nằm yên và đuôi không run giật lên. Chú ý: tránh mạnh tay đối với thú, nếu nó chưa ngủ say nên để nằm yên, không đụng chạm thường xuyên và không gây tiếng ồn vì có thể đánh thức nó dậy.MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THAO TÁC TRONG PHÒNG THÍNGHIỆM 1. Để đạt được yêu cầu bài học - Sinh viên phải làm việc theo nhóm, phải tôn trọng kỷ luật, không được ồn ào làm ảnh hưởng đến các kết quả thí nghiệm. - Dụng cụ: sinh viên chịu trách nhiệm về tất cả các dụng cụ được phát đầu buổi học, sau khi kết thúc thí nghiệm các dụng cụ phải được rửa sạch sẽ trước khi giao trả. - Vệ sinh: lau chùi sạch sẽ (với nước) bàn thực tập, lavabo, rác vứt vào thùng đựng rác, tuyệt đối không bỏ rác xuống rãnh hoặc lavabo, xác thú bỏ vào thùng riêng. 2. Để tránh xảy ra tai nạn (phỏng hóa chất) 1- Trước khi lấy acid hoặc base đậm đặc, sinh viên phải dùng quả bóp cao su để hút hoặc dùng ống nhỏ giọt. Tuyệt đối không hút bằng miệng, không di chuyển lọ đựng các hóa chất này khỏi vị trí quy định.- Trước khi sử dụng đèn cồn phải quan sát tim đèn, lau sạch cồn dính bên ngoài đèn. Không để bình đựng cồn gần nơi có lửa, điện.- Khi đun hóa chất trên ngọn lửa đèn cồn phải dùng kẹp để kẹp ống nghiệm, thường xuyên đảo ống nghiệm để tránh hóa chất vọt mạnh ra ngoài. 3. Để thí nghiệm được chính xác• Các dụng cụ trước khi thí nghiệm phải rửa sạch sẽ• Cân hóa chất phải chính xác: chỉnh cân cân bằng, trừ bì (nếu có)…• Sử dụng các loại pipet tương ứng với loại hóa chất cần lấy.• Khi pha loãng các dung dịch phải pha loãng từ từ. Ví dụ: từ dung dịch 1N thành 0.1N rồi 0.01N 4. Các phương pháp tính toán- Nồng độ đương lượng: CN= Số đương lượng/V (lít)- Nồng độ phân tử gam: Số phân tử gam/V (lít)- Số đương lượng = m/Đ- Số phân tử gam= m/M Với m: khối lượng M: phân tử lượng Đ: đương lượng Đ=M/a + - a: số ion H , OH hoặc số điện tử trao đổi trong phản ứng oxi hóa khử. --------------------------------------------- 2 BÀI 1. CÁC ĐƯỜNG CẤP THUỐCMục tiêu: giúp sinh viên thực hiện các kỹ thuật và hiểu được ứng dụng của các đườngcấp thuốc trên gà.Yêu cầu: sinh viên cần thực hiện đúng theo các kỹ thuật như mô tả (theo hướng dẫn vàbằng hình ảnh) về các đường cấp thuốc: nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống, tiêm xuyênmàng cánh, tiêm tĩnh mạch cánh, tiêm dưới da, tiêm bắp và trả lời các câu hỏi. Từ đó,vận dụng cho các đối tượng vật nuôi khác. 1. Vật liệu thí nghiệm: - Gà (mỗi nhóm thực hành, chia thành 4 nhóm nhỏ, 1 gà/nhóm nhỏ) - Dụng cụ nhỏ mắt, nhỏ mũi, tiêm màng cánh - Ống tiêm 1ml - Dung dịch nước muối sinh lý 2. Phương pháp thực hiện: a. Nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi ...