Danh mục

Tài liệu: Trần Anh Tông

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trần Anh Tông (1276 – 1320), tên thật là Trần Thuyên là vị vua thứ tư của nhà Trần (sau vua cha Trần Nhân Tông và trước Trần Minh Tông) trong lịch sử ViệtNam. Ông ở ngôi 21 năm (1293 – 1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm. Cũng như vua cha Nhân Tông, ông là một vị vua anh minh. Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hài[1]; võ có Phạm Ngũ Lão, Lê Trung Hiển đều là những người tài giỏi. Thời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Trần Anh Tông Trần Anh Tông Trần Anh Tông (1276 – 1320), tên thật là Trần Thuyên là vị vua thứ tư của nhàTrần (sau vua cha Trần Nhân Tông và trước Trần Minh Tông) trong lịch sử ViệtNam.Ông ở ngôi 21 năm (1293 – 1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm. Cũng như vua cha Nhân Tông, ông là một vị vua anh minh. Trong triều lại cónhững người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu, Đoàn NhữHài[1]; võ có Phạm Ngũ Lão, Lê Trung Hiển đều là những người tài giỏi. Thời đó vuahiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điềugì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học nhưMạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình.Thời Anh Tông cai trị tiếp tục giai đoạn thịnh trị của nhà Trần. Thân thế Trần Thuyên là con trưởng của Nhân Tông, mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu. Ôngsinh ngày 17, tháng 9, năm 1276; được lập ngay làm Đông cung thái tử. Cai trị Năm 1293, sau khi Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt chấm dứt,[2] vua NhânTông rút về làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi hoàng đế cho Trần Thuyên. Buổi đầu làm vua Khi mới lên nối ngôi, Anh Tông hay uống rượu và đêm thường hay lén rangoài đi chơi, có lần bị đồ vô lại ném trúng đầu. Một hôm uống rượu say đến nỗiThượng hoàng Nhân Tông ở Thiên Trường về kinh đô, các quan đều ra đón rước cả,mà vua vẫn nằm ngủ. Thượng hoàng giận lắm, truyền xa giá lập tức về Thiên Trườngvà hạ chiếu cho bách quan phải về đấy hội nghị định truất ngôi Anh Tông. Khi Anh Tông tỉnh rượu, biết thượng hoàng về kinh đô, sợ hãi quá, vội vàngchạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên là Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểuđể dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ ThiênTrường. Thượng hoàng xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Vềđến kinh sư, Anh Tông cho Đoàn Nhữ Hài làm ngự sử trung tán, và từ đấy khônguống rượu nữa. Bãi bỏ tục lệ Từ xưa đến nay vua Đại Việt vẫn có tục lấy chàm vẽ rồng vào đùi, nhưng AnhTông không muốn theo tục này. Một hôm Thượng hoàng Nhân Tông bảo Anh Tôngrằng: Dòng dõi nhà mình vẫn vẽ mình để nhớ gốc ngày xưa, nay nhà vua phải theotục ấy mới được. Anh Tông tuy vâng mệnh nhưng lừa khi Thượng hoàng bận việc khác, lẩn đikhông cho vẽ. Từ đấy, vua Đại Việt mới không vẽ mình nữa. Hôn nhân nội tộc của nhà Trần có từ thời Thái Tông, nhằm để duy trì kín nòigiống dòng tộc nhà Trần, tránh tình trạng ngoại thích có thể lật đổ dòng họ mình, nhưviệc họ đã làm để cướp ngôi nhà Lý. Dưới thời Anh Tông, tục lệ này dần bãi bỏ, khingoài chính cung là các công chúa trong hoàng tộc, ông còn kết hôn với những ngườingoại tộc khác. Gả Huyền Trân cho Chiêm Thành Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vàoChiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trongcung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái làHuyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậuTapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏivề việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái vàNhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành. Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vuaTrần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành,được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người ĐạiViệt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mânbăng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vuachết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai TrầnKhắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kếthành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việtbằng đường biển. Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chê trách chuyện này: Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương,mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người khôngcùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dânnghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhàHán, nên lấy nàng Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đemcon gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã tróthứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời màThượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả chongười xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu giantrá cướp về, thế thì tín ở đâu? Vị vua nghiêm khắc Sau lần bị Nh ...

Tài liệu được xem nhiều: