Danh mục

Tài liệu về Ảnh hưởng của phật giáo đối với pháp luật triều Lý

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.23 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vượt qua khuôn khổ cổ điển, những học thuyết Nhân trị và Pháp trị của Trung Quốc, nền pháp luật triều Lý đã bắt nguồn từ tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ của Phật giáo, để xây dựng một nền pháp lý đặc biệt, thuần từ và hết sức tiến bộ. Đó là nền pháp lý duy nhất ở nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo, là đạo Phật…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về Ảnh hưởng của phật giáo đối với pháp luật triều Lý Ảnh hưởng của phật giáo đối với pháp luật triều LýVượt qua khuôn khổ cổ điển, những học thuyết Nhân trị v à Pháp trị của TrungQuốc, nền pháp luật triều Lý đã bắt nguồn từ tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ củaPhật giáo, để xây dựng một nền pháp lý đặc biệt, thuầ n từ và hết sức tiến bộ. Đólà nền pháp lý duy nhất ở nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo, là đạoPhật…NỀN PHÁP LUẬT TRIỀU LÝ THÍCH ỨNG VỚI XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜINgày nay, sau khi đã làm quen với các quan niệm về luật pháp của Tây phương, tacoi sự thích ứng với nhu cầu của xã hội là một tính chất tất nhiên của luật pháp.Song, nếu ngược dòng thời gian, ta trở về với các bộ luật cũ của Trung Hoa và gầnđây với bộ Hoàng Việt Luật Lệ, tức luật Gia Long, ta sẽ rõ các nhà làm luật ngàytrước có một quan niệm khác hẳn. Vốn sẵn có tinh thần bảo thủ, nhà làm luật baogiờ cũng coi các bộ luật cổ như những công trình bất hủ, những khuôn mẫu bất dibất dịch. Vì vậy, bộ luật nhà Đường (Đường Luật Sở Nghị) tuy được thảo ra từnăm 653, song qua bao thế kỷ, vẫn được dùng làm “khuôn vàng thước ngọc” chocác bộ luật Trung Hoa về sau. Và, cũng vì vậy, trong bộ luật của Tàu hay bộ luậtGia Long, người ta đã “quen tay” chép lại nhiều điều luật cũ, tuy đã quá lỗi thời,không còn giá trị thực tế hiện tại nữa rồi!Trái lại, luật pháp triều Lý, theo các tài liệu hiện nay còn tìm thấy, chứng minh rõlà các vua triều Lý đã từng săn sóc đến tình trạng của dân một cách rất thực tế,trong địa hạt nông nghiệp cũng như trên phương diện tố tụng .I. PHƯƠNG DIỆN NÔNG NGHIỆPNgày nay, các nước tiên tiến trên thế giới đã tiến đến một nền kinh tế kỹ nghệnước ta vẫn còn trong giai đoạn kinh tế nông nghiệp. Vậy lẽ tất nhiên cách đây 10thế kỷ, nghề nông phải là nguồn lợi chính yếu và là ngành hoạt động quan trọngnhất ở nước ta.Trong khuôn khổ một xã hội trọng nông, nhà làm luật triều Lý đã chăm sóc đến sựthịnh vượng của nghề chân lắm tay bùn, làm giảm bớt nỗi khổ cực của giai cấpnông dân (hằng ngày vẫn phải chịu bao nỗi đắng cay đè nén, hăm dọa từ mọiphái). Khác hẳn với luật Trung Quốc, đồng thời, dưới đời Lý Nhân Tông (1072-1127), các vụ trộm trâu bò thường xảy ra rất nhiều ở các làng mạc, khiến ngườidân quê làm ăn không được yên ổn. Hơn nữa, nhiều kẻ chỉ chuyên môn trộm cướptrâu bò của dân gian khiến việc cày bừa phải đình trệ, có khi bốn, năm gia đìnhphải chung nhau một con trâu hay một con bò.Vốn sinh trưởng ở nơi dân giả, Linh Nhân Hoàng Thái Hậu (tức Ỷ Lan NguyênPhi, vợ vua Lý Thánh Tông ) thấu rõ nỗi thống khổ của dân quê trong tình trạngấy, nên đã khuyên nhà vua ra tay trừng trị các kẻ gian làm hại dân lành.Năm Hội Tưởng Đại Khánh thứ 8 (1117), vua Lý ban hành một đạo luật về việctrộm và thịt trâu bò: “Kẻ nào ăn trộm trâu hay thịt trâu bò phải phạt 80 trượng vàtội đồ làm “Tang thất phu” nghĩa là tội đồ ở các sở nuôi tầm. Ngoài ra còn phảihoàn trả lại tiền con vật. Các người lân bang không tố cáo tội phạm cũng bị phạt80 trượng” (Đại Việt Sử Ký). Có lẽ, trong sử không ghi chép điều luật n ày đượcđầy đủ. Theo sử, trong luật trù liệu tội đồ làm “Tang thất phu”, nhưng đây chỉ làmột hình phạt đối với đàn bà (đàn bà phải làm việc tại sở nuôi tầm). Vậy chắcchắn là sử đã bỏ sót không ghi hình phạt đối với người đàn ông ăn trộm trâu, bò.Song, sự che chở dân cày không phải chỉ tóm tắt giới hạn trong việc trừng phạt cácsự đạo thiết trâu bò là đủ. Đối với dân Việt, câu ca dao “Tấc đất tấc vàng” từ ngànxưa đã phản chiếu một sự kiện kinh tế căn bản. Tất cả các cơ nghiệp của ngườidân quê đời xưa chỉ vỏn vẹn gồm vài thửa ruộng, thửa vườn. Cuộc sinh nhai hàngngày, các thuế má, ma chay và mọi việc đóng góp trong làng, trong xóm, thảy đềutrông mong vào mối lợi độc nhất ấy.Trong trường hợp phải cần tiền, nếu không sẵn của dư của để, họ chỉ còn cáchđem cầm, bán cái bất động sản ấy. Vì vậy, trong đời sống chất phát của dân quê,các cuộc cầm bán ruộng đất có tính cách quan trọng đặc biệt. Ta có thể nói l à hầuhết các việc dính líu đến pháp luật ở sau lũy tre xanh đều do các việc mua bán,cầm cố ruộng đất gây nên. Hiểu được tình trạng ấy, vua Lý Anh Tông (1138 –1175), năm Đại Định thứ 3 (Nhâm tuất, 1142) đã ban hành điều luật về việc kiệntụng và chuộc lại ruộng đất:“Các ruộng cày cấy đã đem cầm cố có thể chuộc lại trong một hạn là 20 năm.Các vụ tương tranh về điển thổ không thể xin vua xét xử sau một thời hạn 5 hay 10năm. Phần ruộng vườn bỏ hoang, đã có người cầy cấy, người chủ chỉ có quyền đòilại trong hạn một năm. Trái lịnh này, sẽ phạt 80 trượng.Kẻ nào tranh nhau ruộng ao mà dùng dao đã thương hoặc đánh chết người sẽ bịphạt 80 trượng và bị tội đồ. Các ruộng ao tương tranh sẽ đền cho người bị thươnghay bị chết.Các ruộng cày cấy hoặc bỏ hoang, đã có văn tự bán đất, không thể chuộc lại. Aitrái lại, cũng phải phạt cùng một tội”. (Khâm Định Việt Sử Thông Giám CươngMục. Đại Việt Sử Ký).Đây là điều luật Việt Nam cổ nhất mà ngày nay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: