Danh mục

Tài liệu y học - Ký sinh trùng

Số trang: 102      Loại file: doc      Dung lượng: 533.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

tài liệu “Giáo trình vi sinh – ký sinh trùng” này là tài liệu giảng dạy và học tập trong các trường THCN ở Hà Nội, đồng thời là tài liệu thao khảo hữu ích cho các trường có đào tạo. Mời các bạn tham khảo tài liệu y học do Đại học Y Hà Nội xuất bản và qua tài liệu này chúng ta có thể biết thêm nhiều kiến thức chuyên ngành y học, giúp ích cho đời sống hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu y học - Ký sinh trùngTài liệu y học –Ký sinh trùng ‘PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNGCâu 1: Khái niệm về kí sinh trùng và kí sinh trùng y học? Các khái niệm quan hệgiữa các sinh vật trong quần xã sinh vật, sinh vật kí sinh?Đáp án: Khái niệm về kí sinh trùng và kí sinh trùng y học: 3,0 điểm + Kí sinh trùng là những sinh vật sống ăn bám, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả những sinh vật thuộc giới thực vật và giới động vật: vi khuẩn, virut, rickettsia, nấm, đơn bào, giun sán: 0.5 điểm + Kí sinh trùng y học là một ngành khoa học nghiên cứu về đặc điểm hình thể, đặc điểm sinh học, đặc điểm dịch tễ học, vai trò gây bệnh, chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng chống các loại sinh vật sống ăn bám ở bên trong, bên ngoài hoặc gần người một cách tạm thời hay vĩnh viễn với mục đích có chỗ trú ẩn hay nguồn thức ăn để sinh sống và gây hại cho cơ thể con người: 1,5 điểm + Người và những sinh vật khác bị kí sinh trùng sống ăn bám là vật chủ. Người có thể mắc bệnh do kí sinh trùng gây ra là bệnh kí sinh trùng và các bệnh do kí sinh trùng truyền: 0,5 điểm + Để nghiên cứu đầy đủ về kí sinh trùng y học, đòi hỏi phải có sự liên hệ mật thiết và hợp tác rộng rãi với các ngành khoa học khác như dịch tễ học, vi sinh y học, dược học, vệ sinh học, miễn dịch học, sinh học phân tử : 0,5 điểm Các khái niệm quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật: 4,0 điểm + Cộng sinh (symbiosis): là kiểu chung sống giữa hai sinh vật dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Quan hệ này có tính thường xuyên, bắt buộc và nếu tách rời nhau chúng khó có thể tồn tại: 0.5 điểm + Hỗ sinh (mutualism): là mối quan hệ có lợi cho cả hai bên, nhưng không bắt buộc phải sống dựa vào nhau, tách khỏi nhau chúng vẫn có thể tồn tại được tuy có khó khăn: 0.5 điểm + Hội sinh (commensalism): mối quan hệ này biểu hiện chỉ có lợi cho một bên, nhưng bên kia không bị thiệt hại: 0.5 điểm + Cạnh tranh (competition): những cá thể của loài này không tấn công, không làm hại các loài kia, không thải ra chất độc nào cả. Chúng chỉ sinh trưởng đơn thuần, nhưng sinh sản nhanh hơn vì vậy chiếm được ưu thế trong cuộc đấu tranh giành nguồn thức ăn có hạn, làm cho loài kia tàn lụi đi: 0.5 điểm + Kháng sinh (antibiosis): là mối quan hệ loài này ức chế sự sinh trưởng của loài khác: 0.5 điểm+ Diệt sinh (biocide): là mối quan hệ giữa sinh vật này tiêu diệt một sinh vật khác để ăn thịt. Sinh vật bị ăn thịt là con mồi. Trong quan hệ này vật ăn thịt (predactor) không thể tồn tại nếu thiếu con mồi (prey): 0,5 điểm+ Kí sinh (parasitism): là một kiểu chung sống đặc biệt giữa hai sinh vật: một sinh vật sống nhờ có lợi là kí sinh trùng, sinh vật kia bị kí sinh và bị thiệt hại gọi là vật chủ: 1,0 điểmCác khái niệm về sinh vật kí sinh (kí sinh trùng): 3 điểm+ Kí sinh trùng chuyên tính (kí sinh trùng bắt buộc): kí sinh trùng muốn tồn tại bắt buộc phải sống bám vào cơ thể vật chủ, không thể sống tự do: 0.5 điểm+ Kí sinh trùng kiêm tính (kí sinh trùng tuỳ nghi): kí sinh trùng có thể sống kí sinh, hoặc cũng có thể sống tự do ở môi trường bên ngoài: 0.5 điểm+ Nội kí sinh trùng: là những kí sinh trùng sống ở bên trong cơ thể vật chủ: mô, nội tạng, máu, thể dịch : 0,5 điểm+ Ngoại kí sinh trùng: là những kí sinh trùng sống ở ngoài cơ thể vật chủ hoặc sống ở bề mặt cơ thể vật chủ: 0,5 điểm+ Kí sinh trùng lạc chỗ: là những kí sinh trùng sống kí sinh lạc sang cơ quan, phủ tạng khác với cơ quan, phủ tạng mà nó thường kí sinh: 0,5 điểm+ Kí sinh trùng lạc chủ: là những kí sinh trùng bình thường sống kí sinh ở một loài vật chủ nhất định, nhưng do tiếp xúc giữa vật chủ này với vật chủ khác, kí sinh trùng có thể nhiễm qua vật chủ mới: 0,5 điểmCâu 2: Các khái niệm về vật chủ? Tính đặc hiệu kí sinh trùng? : 10 điểmĐáp án: Các khái niệm về vật chủ: 05 điểm. + Vật chủ chính: là vật chủ ở đó kí sinh trùng sinh sản theo phương thức hữu giới, hoặc kí sinh trùng sống ở giai đoạn trưởng thành: 01 điểm + Vật chủ phụ (vật chủ trung gian): là vật chủ ở đó kí sinh trùng sinh sản theo phương thức vô giới hoặc nếu không sinh sản thì ở dưới dạng ấu trùng - chưa trưởng thành: 01 điểm. + Dự trữ mầm bệnh (reservoir): là sinh vật dự trữ mầm bệnh kí sinh trùng của người. + Ví dụ mèo, chó.. là sinh vật dữ trữ mầm bệnh sán lá gan bé: 01 điểm + Trung gian truyền bệnh (vector): là sinh vật mang kí sinh trùng và truyền kí sinh trùng từ người này sang người khác. Cần phân biệt vật chủ trung gian với sinh vật trung gian truyền bệnh. - Vector sinh học (hay còn được gọi là vật chủ trung gian): khi kí sinh trùng có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể vector: 01 điểm - Vector cơ học (hay còn được gọi là sinh vật trung gian truyền bệnh): khi kí sinh trùng không có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể vector: ...

Tài liệu được xem nhiều: