Tài liệu: Yết Kiêu
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 155.13 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Yết Kiêu (1242-1301) là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông. Xuất thân Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, con trai của Phạm Hữu Hiệu và bà Vũ Thị Duyên. Yết Kiêu quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Yết Kiêu Yết Kiêu Yết Kiêu (1242-1301) là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần,người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tàithủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quânxâm lược Nguyên Mông. Xuất thân Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, con trai của Phạm Hữu Hiệu và bà Vũ ThịDuyên. Yết Kiêu quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã YếtKiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộcđời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo,cha mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi mẹ.Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực cho Trần Hưng Đạo. Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đembán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hômthấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả haicon trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần,sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ôngbơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mòtrai cả ngày dưới nước. Hiện nay vẫn còn đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông ĐòĐáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho mộtphố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến vớitên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu. Tên gọi Theo chú thích trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, tên gọi Yết Kiêu là tên một loàichó săn ngắn mõm. Cách dùng tên thú đặt tên cho người nói lên địa vị làm nô thấpkém của họ.[1] Yết Kiêu là đại diện cho lực lượng nô tỳ, có vài trò lớn trong cuộckháng chiến chống Nguyên. Cuộc đời và truyền thuyết Can gián Giữ thuyền ở Bến Tân “Yết Kiêu cùng với Dã Tượng là hai gia nô trung thành của Hưng Đạo Vương.Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân (trên sông Lục Nam), Dã Tượngđi theo Hưng Đạo Vương. Khi quân Việt thua chạy, thủy quân bị tan cả. Hưng ĐạoVương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói: - Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền. Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó, vui mừngnói: - Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáuchiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi. Nói xong chèo thuyền đi, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp. Hưng ĐạoVương rút về Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang.[2]” Ý Trần Hưng Đạo muốn nói: người tướng tài giỏi, nổi tiếng phần lớn cũng lànhờ những người chung quanh mình ra sức làm việc, phò tá, nếu chỉ có một cá nhânmình thì không sao có thể làm nên sự nghiệp lớn. Dùi đắm thuyền giặc Bấy giờ, giặc Nguyên kéo mấy trăm chiếc thuyền theo đường biển vào đánhchiếm Đại Việt. Yết Kiêu không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển,nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biểnchảy ồ vào, chìm ngay. Quân giặc sợ lắm. Lúc đầu chúng không hiểu vì lẽ gì. Sau giặcchăng lưới vây bắt được Yết Kiêu. Chúng hỏi ông: - Nước mày có bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày? Ông đáp: - Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay họ vẫn ẩn nấp ởdưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi chẳng may bị bắt. Nếu các ông tha tôi ra tôisẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt. Bọn giặc hí hửng vì tưởng bở, chúng lấy một chiếc thuyền nhẹ chở ông đi.Thừa lúc giặc sơ ý và không nhìn thấy, ông nhảy tùm xuống biển, lặn trốn về doanhtrại quân ta, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước. Quân giặc đành trơ mắtnhìn nhau căm tức. Yết Kiêu với tài bơi lội “nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ” đã lập nhiều cônglao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân. Về huyện Gia Lộc, cách thị trấn khoảng 3 km về phía tây, đi qua những cánhđồng lúa đang trổ bông đón gió, ta sẽ đến Đền Quát, tại Hạ Bì (vốn là một làng chài ởtả ngạn sông Đáy), nơi thờ Yết Kiêu, một danh tướng tài đức song toàn, đặc biệt là tàithuỷ chiến trời Trần. Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, con ông Phạm Hữu Hiệu, người thôn HạBì và bà Vũ Thị Duyên, người huyện Thanh Hà. Cha làm nghề chài lưới bên sôngQuát, mẹ bán hàng nước ở bến đò. Cuộc sống bần hàn của một gia đình ngư dân nghèo khó và sớm mồ côi cha đãkhiến Phạm Hữu Thế rất vất vả, phải chài lưới, cào hến giúp mẹ kiếm ăn ngay từ nhỏ.Cuộc sống trên sông nước đã khiến ông bơi lội rất giỏi. Tương truyền, năm 15 tuổi, vào một buổi sáng tinh mơ, Phạm Hữu Thế ra sônggánh nước. Sương trắng mù mịt nổi khắp mặt sông, Phạm Hữu Thế thấy hai con trâutrắng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Yết Kiêu Yết Kiêu Yết Kiêu (1242-1301) là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần,người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tàithủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quânxâm lược Nguyên Mông. Xuất thân Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, con trai của Phạm Hữu Hiệu và bà Vũ ThịDuyên. Yết Kiêu quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã YếtKiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộcđời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo,cha mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi mẹ.Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực cho Trần Hưng Đạo. Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đembán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hômthấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả haicon trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần,sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ôngbơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mòtrai cả ngày dưới nước. Hiện nay vẫn còn đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông ĐòĐáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho mộtphố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến vớitên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu. Tên gọi Theo chú thích trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, tên gọi Yết Kiêu là tên một loàichó săn ngắn mõm. Cách dùng tên thú đặt tên cho người nói lên địa vị làm nô thấpkém của họ.[1] Yết Kiêu là đại diện cho lực lượng nô tỳ, có vài trò lớn trong cuộckháng chiến chống Nguyên. Cuộc đời và truyền thuyết Can gián Giữ thuyền ở Bến Tân “Yết Kiêu cùng với Dã Tượng là hai gia nô trung thành của Hưng Đạo Vương.Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân (trên sông Lục Nam), Dã Tượngđi theo Hưng Đạo Vương. Khi quân Việt thua chạy, thủy quân bị tan cả. Hưng ĐạoVương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói: - Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền. Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó, vui mừngnói: - Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáuchiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi. Nói xong chèo thuyền đi, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp. Hưng ĐạoVương rút về Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang.[2]” Ý Trần Hưng Đạo muốn nói: người tướng tài giỏi, nổi tiếng phần lớn cũng lànhờ những người chung quanh mình ra sức làm việc, phò tá, nếu chỉ có một cá nhânmình thì không sao có thể làm nên sự nghiệp lớn. Dùi đắm thuyền giặc Bấy giờ, giặc Nguyên kéo mấy trăm chiếc thuyền theo đường biển vào đánhchiếm Đại Việt. Yết Kiêu không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển,nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biểnchảy ồ vào, chìm ngay. Quân giặc sợ lắm. Lúc đầu chúng không hiểu vì lẽ gì. Sau giặcchăng lưới vây bắt được Yết Kiêu. Chúng hỏi ông: - Nước mày có bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày? Ông đáp: - Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay họ vẫn ẩn nấp ởdưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi chẳng may bị bắt. Nếu các ông tha tôi ra tôisẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt. Bọn giặc hí hửng vì tưởng bở, chúng lấy một chiếc thuyền nhẹ chở ông đi.Thừa lúc giặc sơ ý và không nhìn thấy, ông nhảy tùm xuống biển, lặn trốn về doanhtrại quân ta, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước. Quân giặc đành trơ mắtnhìn nhau căm tức. Yết Kiêu với tài bơi lội “nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ” đã lập nhiều cônglao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân. Về huyện Gia Lộc, cách thị trấn khoảng 3 km về phía tây, đi qua những cánhđồng lúa đang trổ bông đón gió, ta sẽ đến Đền Quát, tại Hạ Bì (vốn là một làng chài ởtả ngạn sông Đáy), nơi thờ Yết Kiêu, một danh tướng tài đức song toàn, đặc biệt là tàithuỷ chiến trời Trần. Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, con ông Phạm Hữu Hiệu, người thôn HạBì và bà Vũ Thị Duyên, người huyện Thanh Hà. Cha làm nghề chài lưới bên sôngQuát, mẹ bán hàng nước ở bến đò. Cuộc sống bần hàn của một gia đình ngư dân nghèo khó và sớm mồ côi cha đãkhiến Phạm Hữu Thế rất vất vả, phải chài lưới, cào hến giúp mẹ kiếm ăn ngay từ nhỏ.Cuộc sống trên sông nước đã khiến ông bơi lội rất giỏi. Tương truyền, năm 15 tuổi, vào một buổi sáng tinh mơ, Phạm Hữu Thế ra sônggánh nước. Sương trắng mù mịt nổi khắp mặt sông, Phạm Hữu Thế thấy hai con trâutrắng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam danh nhân lịch sử danh nhân việt nam tiểu sử danh nhân tài liệu lịch sửTài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
69 trang 87 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0