Danh mục

Tai nạn do dùng nhiệt kế thủy ngân

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.31 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Pha sữa cho trẻ là công việc hàng ngày của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Chuyện tưởng như đơn giản nhưng một số phụ huynh quá lo lắng cho rằng nắm bắt nhiệt nhiệt độ chính xác là rất quan trọng vì sợ nhiệt độ cao sẽ gây phỏng trong miệng, làm trẻ không ăn uống được. Ngược lại, nếu nhiệt độ nước nguội hơn sợ trẻ bị tiêu chảy do sữa sẽ không tiêu hóa và hấp thu được. Do vậy đã có những tình huống tai nạn không ngờ xảy ra cho trẻ do sai lầm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tai nạn do dùng nhiệt kế thủy ngân Tai nạn do dùng nhiệt kế thủy ngânPha sữa cho trẻ là công việc hàng ngày của các bậc cha mẹ cócon nhỏ. Chuyện tưởng như đơn giản nhưng một số phụ huynhquá lo lắng cho rằng nắm bắt nhiệt nhiệt độ chính xác là rấtquan trọng vì sợ nhiệt độ cao sẽ gây phỏng trong miệng, làmtrẻ không ăn uống được. Ngược lại, nếu nhiệt độ nước nguộihơn sợ trẻ bị tiêu chảy do sữa sẽ không tiêu hóa và hấp thuđược. Do vậy đã có những tình huống tai nạn không ngờ xảy racho trẻ do sai lầm dùng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ nướcsôi.Bé Đ. T. L. H., 6 tháng tuổi, nhà ở Lâm Đồng, được người nhà đưađến bệnh viện vì nuốt phải thủy ngân. Mẹ cháu cho biết, bà làm vỡchiếc nhiệt kế trong khi đo nhiệt độ bình sữa pha cho bé mà khônghay. Mãi đến khi cho bé bú gần hết bình sữa mẹ mới phát hiện cóđọng ở đáy bình những giọt thủy ngân lóng lánh lẫn trong sữa.Chạy lấy chiếc nhiệt kế ra xem mới biết đã bị nứt vỡ không cònthủy ngân trong đó. Mẹ cháu tìm mọi cách gây ói không được nênđưa cháu đến bệnh viện. Cháu phải nằm viện 3 ngày để hồi phụcsức khỏe và đã được xuất viện.Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, đượchấp thu rất ít khi vào đường tiêu hoá nên không gây ngộ độc chotrẻ em khi nuốt phải. Tuy nhiên, lượng thủy ngân này sẽ trở nên rấtđộc khi vào phổi do trẻ hít phải trực tiếp hoặc qua chất nôn ói từ dạdày. Nguy cơ hít sặc càng cao xảy ra khi người lớn kích thích họnggây nôn cho trẻ sau khi đã nuốt vào.Do vậy, nếu phát hiện trẻ nuốt thủy ngân, các bậc phụ huynh phảithật bình tĩnh, tuyệt đối không móc họng, gây ói vì sẽ gây biếnchứng hít sặc thủy ngân rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Đưatrẻ đến ngay cơ sở y tế nếu nghi ngờ hít sặc. Cần theo dõi phân củatrẻ trong vài ngày để xác định và đánh giá lượng thủy ngân đã nuốtđược bài tiết ra ngoài.Nhiệt kế thủy ngân đo được đến mức cao nhất là 42oC nên chỉdùng để đo nhiệt độ cơ thể. Dụng cụ này lại làm bằng thủy tinhmỏng manh do vậy sẽ dễ bị vỡ chảy thủy ngân ra ngoài nếu dùngđo nhiệt độ nước sôi nóng hơn. Để tránh xảy ra tai nạn như trên,các bậc phụ huynh cần lưu ý pha sữa cho trẻ đúng cách. Đa số cácnhà sản xuất sữa bột đều khuyến cáo pha sữa ở nước có nhiệt độkhoảng gần 40oC để bảo vệ thành phần giá trị dinh dưỡng trongsữa bột. Theo kinh nghiệm, có thể pha nước nóng và nước đun sôiđể nguội theo tỉ lệ nhất định (pha một phần nước nóng trong bìnhthủy với một phần nước nguội hoặc pha một phần nước sôi với haiphần nước nguội) để đạt được đ ô nóng ổn định, an toàn khôngảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ước chừng và thử độ nóng củasữa đã pha bằng cách nhỏ sữa lên da bàn tay nếu cảm thấy ấm, gầnvới nhiệt độ trên da, có nghĩa tương đương khoảng 37oC là cho trẻuống được. Để phòng tránh trẻ nuốt phải thủy ngân, các bậc phụhuynh cần lưu ý sử dụng đúng nhiệt kế thủy ngân. Biết cách phasữa, pha nước nóng tắm đúng. Không dùng nhiệt kế để đo trực tiếpnước sôi nóng. Cẩn thận không đặt nhiệt kế trên bàn, kệ trong tầmnhìn, tầm tay của trẻ. Không cho trẻ chơi nghịch với nhiệt kế. Khilấy nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh trẻ và quan sát trong suốt thờigian cặp nhiệt kế cho đến khi có kết quả nhiệt độ. Cất giữ nhiệt kếtrong tủ cao có khóa hoặc chốt cài cẩn thận. BS.CKII. NGUYỄN THỊ KIM THOA

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: