Danh mục

TẠI SAO NHIỀU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÔNG HIỆU QUẢ

Số trang:      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.30 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tại sao nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh không hiệu quả? Theo tôi, một trong những nguyên nhân cơ bản nằm ở cơ chế tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà cốt lõi là quyền lợi và nghĩa vụ của những người được giao điều hành, quản lý doanh nghiệp, vấn đề khuyến khích đối với người lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TẠI SAO NHIỀU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÔNG HIỆU QUẢ TẠI SAO NHIỀU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÔNG HIỆU QUẢ Huỳnh Thế Du Đến cuối năm 2003, cả nước còn khoảng 4.800 doanh nghiệp nhà nước, tổng số vốn được đánh giá lại khoảng 189.000 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp sở hữu 40 tỷ đồng, song số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 47%, đa số do địa phương quản lý1. Thực tế trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước chỉ ở mức 10%. Số doanh nghiệp có lãi chiếm 77%, nhưng chỉ khoảng 40% trong số đó có mức lãi cao hơn lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại2. Nếu loại trừ các doanh nghiệp có những lợi thế riêng biệt như bưu chính viễn thông, điện, khai khoáng, tài chính ngân hàng… và sử dụng suất chiết khấu hợp lý3 thì số doanh nghiệp có NPV Cũng theo lý thuyết hành vi hay lý thuyết trò chơi (game theory), một cá nhân sẽ luôn hành động nếu hành động của họ chỉ mang lại lợi ích cho họ mà không có tổn thất hoặc gần như họ không mất gì. Mặt khác, trong một tổ chức, một tập thể, nếu hầu hết các nhân đều tích cực làm việc thì những phần tử cá biệt cũng phải nỗ lực theo, ngược lại nếu chín người không làm việc, chỉ một người làm thì kết quả cuối cùng là tất cả 10 người đều chơi. Đây là hành động hợp lý của những người bình thường như cách nghĩ của bạn ông Mặc Tử, còn trường hợp như ông Mặc Tử4 người nước Lỗ thời Xuân Thu Chiến quốc là rất hiếm. Do đó cách cần làm là phải tạo ra cơ chế để khuyến khích chín người kia làm việc, hành động có lợi cho tổ chức chứ không phải là đi tìm ông Mặc Tử, vì giải pháp này gần như là không khả thi. Hoặc giả chăng, nếu tìm được mà cơ chế không tốt thì kết quả sẽ chẳng còn ông Mặc Tử nào cả. Vì vậy, để hành động cá nhân có lợi cho tổ chức, thì tổ chức hay doanh nghiệp phải tạo ra cơ chế sao cho vùng giao nhau là lớn nhất, luôn khuyến khích đồng thời chế tài (chính sách cây gậy và củ cà rốt) để các cá nhân hành động trong vùng giao nhau mà không hành động ở vùng trắng. Điều này có nghĩa là làm cho lợi ích của tổ chức và cá nhân là nhất quán với nhau. Tuy nhiên, trong một doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa người điều hành và người sở hữu (principal - agent problem) là một vấn đề rất khó giải quyết do vấn đề khác biệt về lợi ích, vấn đề thông tin bất cân xứng (asymmetric information) thường hay xảy ra. Để giải quyết vấn đề này thì các mà các chủ sở hữu doanh nghiệp hay làm nhất là dùng chính sách thưởng cổ phiếu để những người điều hành của doanh nghiệp hành động để các nhà điều hành làm cho giá trị của công ty ngày một gia tăng hay hình thức thưởng theo doanh số, lợi nhuận, theo kết quả mà chính cá nhân đó làm ra. Nếu không có những chính sách như vậy thì hành động của các nhà điều hành, đội ngũ nhân viên vì lợi ích riêng của họ sẽ đi ngược lại lợi ích của doanh nghiệp, của tổ chức. Những vấn đề, những mâu thuẫn nêu trên, đều rơi vào hầu hết các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay. 2. Về phía các doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trong dài hạn thì các hoạt động của doanh nghiệp phải tập trung vào mục đích quan trọng nhất đó là làm cho sức mạnh, giá trị doanh nghiệp (lợi nhuận) ngày càng tăng và ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhà nước, lợi nhuận, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được xem là tiêu chí quan trọng nhất mà nhiều khi các doanh nghiệp thường chạy theo quy mô, doanh số, mở rộng phạm vi hoạt động. Nhất là khi một người điều hành cao nhất của doanh nghiệp mới được bổ nhiệm, họ muốn đánh bóng doanh nghiệp để nhắm tói vị trí cao hơn. Khi họ ra đi có khả năng sẽ để lại cho doanh nghiệp những hậu quả, rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Một doanh nghiệp chỉ trong vòng 3 năm mà quy mô hoạt động, tổng tài sản tăng gấp đôi thì chắc chắn sẽ gặp vấn đề về phát triển bền vững, khả năng quản lý, những vấn đề rủi ro chắc chắn sẽ bộc lộ. Mặt khác do các cơ quan chủ quản, Nhà nước không muốn cho các doanh nghiệp thuộc ngành, địa phương mình bị phá sản, giải thể nên thường có những ưu đãi cho những doanh nghiệp khó khăn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả thì không được hưởng ưu đãi mà còn phải đóng góp nhiều cho ngành, cho địa phương, cho nhà nước. Điều này đã tạo ra tâm lý ỷ 4 Chuyện kể rằng Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, vào chơi nhà người bạn cũ. Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: “ Bây giừo thiên hạ ai còn thiết đến việc “nghĩa”, một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không? Mặc Tử nói: “ Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đưa cày, chín đưa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn ư? Tại sao thế? Tại đưa ăn không nhiều, đứa đi cày ít…” 2 lại cho các doanh nghiệp không muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả mà thường báo cáo khó khăn để được ưu đãi như trường hợp các hộ nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi được hỗ trợ vốn họ không muốn làm ăn tạo ra của cải mà luôn giữ tiêu chuẩn hộ nghèo để được hưởng trợ cấp. 3. Về vấn đề mâu thuẫn giữa người sở hữu và người điều hành Trong doanh nghiệp nhà nước, sở hữu doanh nghiệp là toàn dân. Nhà nước (Chính phủ) đại diện cho toàn dân quản lý phần vốn, tài sản này. Chính phủ giao cho hội đồng quản trị hay giám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) quản lý, sử dụng phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 quy định người điều hành doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác (nếu có); nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho doanh nghiệp. Nhưng Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 không quy định rõ việc bãi miễn những người điều hành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: