Trong thời điểm khó khăn, dường như các doanh nghiệp (DN) chỉ tập trung cho việc bán hàng, giảm tồn kho mà quên đi yếu tố cốt lõi làm nên sức mạnh của mình là công nghệ.
DN nào cũng biết công nghệ là một trong bốn yếu tố then chốt của sản xuất (công nghệ, vốn, con người, quản trị) nhưng trong điều kiện khó khăn như hiện nay, dường như các DN vẫn chưa coi trọng công nghệ. Nhiều DN cho biết, khó khăn về vốn, tồn kho cũng như những biến động về nhân sự đã chiếm hết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầm nhìn công nghệ
Tầm nhìn công nghệ
Trong thời điểm khó khăn, dường như các doanh nghiệp (DN) chỉ tập
trung cho việc bán hàng, giảm tồn kho mà quên đi yếu tố cốt lõi làm nên
sức mạnh của mình là công nghệ.
DN nào cũng biết công nghệ là một trong bốn yếu tố then chốt của sản xuất
(công nghệ, vốn, con người, quản trị) nhưng trong điều kiện khó khăn như
hiện nay, dường như các DN vẫn chưa coi trọng công nghệ. Nhiều DN cho
biết, khó khăn về vốn, tồn kho cũng như những biến động về nhân sự đã
chiếm hết tâm trí của các nhà quản trị.
Theo ông Phan Thanh Giản, Giám đốc Sản phẩm FPT Online, tại Việt Nam,
đến 95% DN là DN nhỏ và vừa, và 13% trong số các DN này có trình độ công
nghệ trung bình - khá, trên 51% là yếu kém. So với thế giới, hầu hết các DN
này sử dụng công nghệ lạc hậu hơn rất nhiều.
TS. Giáp Văn Dương, giảng viên Đại học Quốc gia Singapore, cũng cho rằng,
việc áp dụng công nghệ tại Việt Nam còn khá yếu do nền tảng khoa học công
nghệ chưa mạnh. Thêm vào đó, tinh thần áp dụng khoa học công nghệ mới
vào sản xuất và kinh doanh chưa được DN quan tâm nên vẫn còn rất yếu.
Trên thực tế, doanh nhân Việt Nam thường quan tâm đến đầu tư trước mắt
hơn là những chiến lược lâu dài tạo ra những sản phẩm chủ chốt có tính công
nghệ cao. “Để phát triển bền vững thì phải sản xuất, đ ể sản xuất phải có công
nghệ, muốn có công nghệ thì công việc đầu tiên phải làm chính là quan tâm
đến công nghệ”, TS. Dương nói.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến DN chưa mặn mà đầu tư
cho công nghệ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là do vốn ít, trình độ công nghệ
của nhân viên còn hạn chế và đội ngũ nghiên cứu khoa học công nghệ của
DN cũng ít.
Các thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, hiện chỉ mới có 0,01-0,25%
các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ tại DN. Chính những yếu tố này đã
khiến việc áp dụng công nghệ của DN gặp nhiều khó khăn.
Ở góc độ nhà sản xuất, một chủ DN trong ngành nhựa thừa nhận, DN nào
cũng muốn có một hệ thống quản trị tốt, phần mềm quản lý như ý muốn,
nhưng đ ể làm được việc đó đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên có tâm và
tầm ngang với công nghệ mà DN đầu tư thì mới sử dụng được.
Hiện nay, đại đa số nhân viên của các DN nhỏ và vừa thiếu kiến thức về vi
tính, quản trị kinh doanh nên khi đưa những phần mềm quản lý vào sẽ khó
tránh khỏi gây rắc rối cho nhân viên khi xử lý công việc hằng ngày.
Thực tế cho thấy, có những công ty đầu tư mạnh cho công nghệ vẫn phát triển
tốt trong tình hình khó khăn. Công ty Gốm sứ Minh Long là một điển hình:
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, hàng loạt DN bị phá sản, đóng cửa nhưng
Minh Long luôn trong tình trạng “cháy hàng”, sản xuất không đáp ứng kịp
nhu cầu thị trường.
Ông Lý Huy Sáng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I, cho biết,
Minh Long được như vậy là vì từ nhiều năm nay đã đẩy mạnh đầu tư cho
công nghệ. Công ty đã sử dụng những thiết bị hoàn toàn tự động và các robot
để cho ra những sản phẩm ngày một chính xác hơn về mặt mỹ thuật, đồng
thời nâng cao năng suất làm việc.
Ngoài ra, Công ty còn ứng dụng một số công nghệ như: công nghệ nano giúp
cho sản phẩm có lớp men bóng hơn, an toàn hơn và dễ chùi rửa; phần mềm
ứng dụng ERP trong quản lý giúp quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, hàng
hóa. Bên cạnh đó, Công ty còn ứng dụng một số phần mềm viết trên iPad để
phục vụ cho công tác bán hàng...
Có được thành công như hôm nay, Minh Long đã chấp nhận thất bại nhưng
bù lại DN này đã trang bị được công nghệ tốt nhất. Ông Sáng cho biết, Minh
Long I đã hai lần thất bại khi nhờ công ty bên ngoài cung cấp công nghệ ERP
với kinh phí hàng triệu USD.
Theo ông Giản, lâu nay các DN đầu tư cho công nghệ thường nhờ bên thứ ba
giúp. Thế nhưng, nhiều đơn vị làm dịch vụ này do không đủ chuyên môn về
sản xuất nên chỉ cách “dùng dao giết trâu để mổ gà” và thất bại là chuyện
đương nhiên.
Việt Nam là nước đang phát triển, chính sách đầu tư cho công nghệ tuy đã có
nhưng chưa phát huy được hết tác dụng. Với tình hình khó khăn và còn thiếu
như hiện nay, ông Giản cho rằng, trước tiên người lãnh đạo DN phải có tầm
nhìn công nghệ, kế đó sẽ đi tìm hiểu và học tập những DN tương đồng ở trong
nước, rồi nhìn rộng ra khu vực thế giới để thấy người khác áp dụng công nghệ
gì và sau đó cần xem xét quy mô của DN mình để áp dụng công nghệ ấy sao
cho phù hợp.