Danh mục

Tầm quan trọng của việc phát triển mô hình nông sản sạch đối với phát triển bền vững ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.41 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dựa vào các số liệu thứ cấp, chủ yếu là số liệu Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội vào các năm 2017 và 2018, tập trung phân tích, đánh giá tầm quan trọng đối với phát triển bền vững của các mô hình sản xuất nông sản sạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầm quan trọng của việc phát triển mô hình nông sản sạch đối với phát triển bền vững ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Tầm quan trọng của việc phát triển mô hình nông sản sạch đối với phát triển bền vững ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội Nguyễn Văn Hiến, Trần Ngọc Mỹ Hoa, Đoàn Hương Mai Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Tóm tắt: Mô hình sinh kế theo hướng phát triển nông sản sạch là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và là chiến lược của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch cũng như khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sạch. Nhờ vậy, sự phát triển của mô hình này đã có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu. Tuy vậy, dưới góc nhìn phát triển bền vững, sự phát triển của mô hình nông sản sạch vẫn còn khiêm tốn. Bài viết dựa vào các số liệu thứ cấp, chủ yếu là số liệu Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội vào các năm 2017 và 2018, tập trung phân tích, đánh giá tầm quan trọng đối với phát triển bền vững của các mô hình sản xuất nông sản sạch. Từ khóa: mô hình sinh kế, nông sản sạch, phát triển bền vững, Hà Nội. 1. Đặt vấn đề Trong thời gian qua, chiến lược phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam của Chương trình nghị sự 21 từ 2004 - 2015 đã đạt được những thành tựu, tiến bộ quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Dẫu vậy, vẫn còn có những thách thức trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và tài nguyên, môi trường ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu PTBV (Sustainable Development Goals - SDGs) đến năm 2030 thay thế cho các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals - MDGs) từ sau năm 2015 đã cam kết với cộng đồng quốc tế [3]. “Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững” là một trong những mục tiêu toàn cầu được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016) và giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/06/2020). Ở Việt Nam, tình trạng sản xuất và tiêu dùng còn nhiều hạn chế nội tại như chưa có chính sách cụ thể cho sản xuất và tiêu thụ bền vững, nhận thức xã hội thấp, thiếu hỗ trợ kỹ thuật và tài chính; dẫn đến đề xuất phát triển các mô hình sinh kế (MHSK) bền vững phát triển nông nghiệp sạch, sản xuất hữu cơ kết hợp với nông nghiệp ứng dụng công nghệ 76 Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” cao. MHSK phát triển nông sản sạch được biết đến là mô hình phát triển mới, lấy con người và tài nguyên, môi trường làm trung tâm của sự phát triển. Ngày 27/7/2016, Quốc hội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 14/2016/QH14 về “Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017”, theo đó Quốc hội đã chọn giám sát chuyên đề đầu tiên là về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016”. Có thể nói, kết quả giám sát của Quốc hội đã phản ánh đầy đủ và cập nhật về thực trạng công tác an toàn thực phẩm (ATTP) ở nước ta là công tác ATTP đã có những kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế và yếu kém. Vấn đề ATTP ở nước ta thời gian qua, có nơi có lúc đã đến giới hạn báo động như chưa kiểm soát được ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sản xuất từ khu vực kinh doanh nhỏ lẻ, thủ công; biện pháp, công cụ quản lý còn hạn chế; việc quản lý, kiểm soát ATTP còn chưa được dựa trên việc giám sát nguy cơ và bằng chứng khoa học; việc phân tích, đánh giá nguy cơ đối với ATTP chưa được chú trọng, ngộ độc thực phẩm vẫn ở mức cao; yếu tố môi trường, điều kiện sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguy cơ cao gây mất ATTP tập trung chủ yếu trên các loại nông sản thực phẩm chính có trong bữa ăn hàng ngày của người dân như: rau, củ, quả tươi, thịt, cá… Kết quả của Chương trình giám sát Quốc gia cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2016, tỷ lệ mẫu rau, củ, quả tươi và sơ chế có tồn dư hoá chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47%, tỷ lệ mẫu thịt bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép rất cao, trên 19%, tỷ lệ mẫu thủy sản nhiễm vi sinh vật trên 4%. Trong tình hình đó, việc đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản sạch, an toàn là hướng đi đúng đắn, cấp thiết, mang tính thời sự. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng ngày càng tăng cao mở ra cơ hội phát triển lớn cho các mô hình sản xuất nông sản sạch. Nông sản sạch, an toàn không chỉ là hướng đi phù hợp xu thế mà còn là xu hướng PTBV ứng phó với quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng. Theo Báo cáo tổng hợp của đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội” của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nghiệm thu vào tháng 6/ 2020 do PGS. TS. Đoàn Hương Mai làm chủ trì, ở vùng nông thôn ven đô thành phố Hà Nội, trong những năm gần đây trong lĩnh vực trồng trọt đã, đang phát triển sinh kế theo 3 hướng mô hình phổ quát như: sản xuất nông sản hữu cơ, phát triển nông sản sạch và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mô hình phát triển nông sản hữu cơ đã hình thành và bước đầu phát triển ở Hà Nội với sản xuất lúa gạo và rau xanh. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới bước đầu phát triển nhỏ lẻ, chưa có sự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: