Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội cho sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 433.14 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nông nghiệp luôn là một ngành sản xuất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta. Mặc dù được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển, song số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn khá khiêm tốn. Bài viết này nhấn mạnh vào tính khả thi của việc tận dụng mạng xã hội trong quá trình huy động vốn, quá trình hoạt động và quá trình bán hàng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội cho sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp TẬN DỤNG SỨC MẠNH CỦA MẠNG XÃ HỘI CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Đàm Thanh Tú* - Bùi Thị Hà Linh** 1 2 TÓM TẮT: Nông nghiệp luôn là một ngành sản xuất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta. Mặc dù được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển, song số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn khá khiêm tốn. Để có thể khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt tiệm cận với xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới thì việc sử dụng sức mạnh của mạng xã hội là một điều tất yếu. Bài viết này nhấn mạnh vào tính khả thi của việc tận dụng mạng xã hội trong quá trình huy động vốn, quá trình hoạt động và quá trình bán hàng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Từ khóa: doanh nghiệp khởi nghiệp, mạng xã hội, nông nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước. Điều đó được thể hiện qua con số: Hàng năm giá trị xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, có giá trị và chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim nghạch xuất nhập khẩu của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ năm 2016 đạt tổng giá trị xuất khẩu 32,1 tỷ USD và tổng giá trị nhập khẩu cả năm 2016 đạt 24,5 tỷ USD; tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này năm 2017 đạt con số 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016 [6]. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước rất chú trọng vấn đề khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp khi đưa ra một loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020; Quyết định 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện còn rất khiêm tốn. Nhìn chung, cả nước chỉ có khoảng 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp. Theo nghiên cứu đầu năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cả nước hiện có khoảng 4.500 DN đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ lệ tương đối ít và chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Tổng vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỉ trọng rất thấp, xoay quanh khoảng 6% tổng đầu tư cả nước. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này cũng tương đối hạn chế, chỉ chiếm 2,9% tổng số dự án FDI, chưa đến 1% tổng số vốn của FDI [4],[5]. * Khoa Cơ bản, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam ** Khoa TCDN, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84912 426 326. E-mail address: dtt.hvtc@gmail.com INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 777 Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chậm hơn so với các lĩnh vực khác. Quy mô của DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ với quy mô vốn phần lớn ở mức dưới 5 tỷ đồng; trong đó có gần 50% DN ngành nông, lâm, thủy sản có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 lao động). DNKN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn yếu kém về năng lực liên kết với nông dân, với các đối tác, khả năng tìm kiếm và tiếp cận thông tin thị trường, thiếu thông tin về các rào cản kỹ thuật, các quy định thương mại quốc tế. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của DNKN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp, 75% DN đang sử dụng máy móc hết khấu hao, DN vừa và nhỏ vẫn chưa thoát khỏi những máy móc có công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ [7]. Thực tế hiện nay, giới trẻ có vai trò rất quan trọng đối với khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, không ít bạn trẻ với tư duy và sự sáng tạo, nỗ lực của bản thân đã đưa ra các ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp mang lại hiệu quả cao góp phần tạo nên diện mạo mới cho nông nghiệp Việt Nam. Điều đó chứng tỏ rất nhiều bạn có mong muốn dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng vẫn còn e ngại vì chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc có ý tưởng nhưng chưa có định hướng để thực hiện ý tưởng khi phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trên con đường khởi nghiệp. Vì thế, bài viết sau của chúng tôi sẽ đưa ra một công cụ hữu ích, thuận tiện, phù hợp với xu hướng phát triển để các DN nhỏ và siêu nhỏ khởi nghiệp sáng tạo thành công trong lĩnh vực nông nghiệp đó chính là tận dụng tối đa sức mạnh của mạng xã hội. 2. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI? Hiện nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò của mạng xã hội (MXH). MXH có vai trò kết nối nhanh chóng và cực kỳ thuận tiện giữa nhà cung cấp với DN, DN với khách hàng và khách hàng với DN. MXH giúp các quan hệ kinh tế có tính phản hồi, có sự tương tác đa chiều giữa các bên liên quan, ngoài mối quan hệ truyền thống là: Nhà cung cấp – Doanh nghiệp – Khách hàng, thì MXH tạo ra mối liên kết giữa DN với cộng đồng, đó là các vấn đề về an toàn thực phẩm, là vấn đề môi trường, là vấn đề đạo đức, là vấn đề phát triển bền vững,… MXH có thể giúp DN dễ dàng nghiên cứu thị trường để tìm ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu. Nhờ MXH mà các DN có thể nghiên cứu sự thay đổi tâm lý tiêu dùng một cách nhanh chóng; tìm ra các cách thức gắn kết khách hàng trung thành với công ty; cách xây dựng và quản lý cộng đồng với chi phí tiết kiệm nhất có th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội cho sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp TẬN DỤNG SỨC MẠNH CỦA MẠNG XÃ HỘI CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Đàm Thanh Tú* - Bùi Thị Hà Linh** 1 2 TÓM TẮT: Nông nghiệp luôn là một ngành sản xuất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta. Mặc dù được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển, song số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn khá khiêm tốn. Để có thể khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt tiệm cận với xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới thì việc sử dụng sức mạnh của mạng xã hội là một điều tất yếu. Bài viết này nhấn mạnh vào tính khả thi của việc tận dụng mạng xã hội trong quá trình huy động vốn, quá trình hoạt động và quá trình bán hàng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Từ khóa: doanh nghiệp khởi nghiệp, mạng xã hội, nông nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước. Điều đó được thể hiện qua con số: Hàng năm giá trị xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, có giá trị và chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim nghạch xuất nhập khẩu của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ năm 2016 đạt tổng giá trị xuất khẩu 32,1 tỷ USD và tổng giá trị nhập khẩu cả năm 2016 đạt 24,5 tỷ USD; tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này năm 2017 đạt con số 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016 [6]. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước rất chú trọng vấn đề khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp khi đưa ra một loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020; Quyết định 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện còn rất khiêm tốn. Nhìn chung, cả nước chỉ có khoảng 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp. Theo nghiên cứu đầu năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cả nước hiện có khoảng 4.500 DN đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ lệ tương đối ít và chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Tổng vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỉ trọng rất thấp, xoay quanh khoảng 6% tổng đầu tư cả nước. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này cũng tương đối hạn chế, chỉ chiếm 2,9% tổng số dự án FDI, chưa đến 1% tổng số vốn của FDI [4],[5]. * Khoa Cơ bản, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam ** Khoa TCDN, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84912 426 326. E-mail address: dtt.hvtc@gmail.com INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 777 Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chậm hơn so với các lĩnh vực khác. Quy mô của DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ với quy mô vốn phần lớn ở mức dưới 5 tỷ đồng; trong đó có gần 50% DN ngành nông, lâm, thủy sản có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 lao động). DNKN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn yếu kém về năng lực liên kết với nông dân, với các đối tác, khả năng tìm kiếm và tiếp cận thông tin thị trường, thiếu thông tin về các rào cản kỹ thuật, các quy định thương mại quốc tế. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của DNKN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp, 75% DN đang sử dụng máy móc hết khấu hao, DN vừa và nhỏ vẫn chưa thoát khỏi những máy móc có công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ [7]. Thực tế hiện nay, giới trẻ có vai trò rất quan trọng đối với khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, không ít bạn trẻ với tư duy và sự sáng tạo, nỗ lực của bản thân đã đưa ra các ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp mang lại hiệu quả cao góp phần tạo nên diện mạo mới cho nông nghiệp Việt Nam. Điều đó chứng tỏ rất nhiều bạn có mong muốn dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng vẫn còn e ngại vì chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc có ý tưởng nhưng chưa có định hướng để thực hiện ý tưởng khi phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trên con đường khởi nghiệp. Vì thế, bài viết sau của chúng tôi sẽ đưa ra một công cụ hữu ích, thuận tiện, phù hợp với xu hướng phát triển để các DN nhỏ và siêu nhỏ khởi nghiệp sáng tạo thành công trong lĩnh vực nông nghiệp đó chính là tận dụng tối đa sức mạnh của mạng xã hội. 2. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI? Hiện nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò của mạng xã hội (MXH). MXH có vai trò kết nối nhanh chóng và cực kỳ thuận tiện giữa nhà cung cấp với DN, DN với khách hàng và khách hàng với DN. MXH giúp các quan hệ kinh tế có tính phản hồi, có sự tương tác đa chiều giữa các bên liên quan, ngoài mối quan hệ truyền thống là: Nhà cung cấp – Doanh nghiệp – Khách hàng, thì MXH tạo ra mối liên kết giữa DN với cộng đồng, đó là các vấn đề về an toàn thực phẩm, là vấn đề môi trường, là vấn đề đạo đức, là vấn đề phát triển bền vững,… MXH có thể giúp DN dễ dàng nghiên cứu thị trường để tìm ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu. Nhờ MXH mà các DN có thể nghiên cứu sự thay đổi tâm lý tiêu dùng một cách nhanh chóng; tìm ra các cách thức gắn kết khách hàng trung thành với công ty; cách xây dựng và quản lý cộng đồng với chi phí tiết kiệm nhất có th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp khởi nghiệp Phát triển nông nghiệp hiện đại Nông nghiệp sạch Môi trường kinh tế Môi trường tài chính Cách mạng công nghệ 4.0Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử
10 trang 270 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
5 trang 158 0 0 -
Ảnh hưởng của mạng xã hội TikTok đến thế hệ Z
10 trang 61 1 0 -
Một số giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam
9 trang 50 0 0 -
Khuynh hướng nghiên cứu nhân văn số từ góc độ phân tích trắc lượng thư mục
10 trang 44 0 0 -
Phát hiện mã độc IoT botnet dựa trên đồ thị PSI với mô hình Skip-gram
8 trang 37 0 0 -
Ứng dụng tâm lý trong du lịch và xu hướng du lịch thông minh thời đại công nghệ
4 trang 36 0 0 -
Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện trường Đại Học Hoa Lư
5 trang 35 0 0 -
8 trang 34 0 0
-
Thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và mô hình
4 trang 32 0 0