Nội dung của bài viết trình bày về vấn đề điều trị bệnh tán sỏi thận qua da tại Khoa-Bộ môn Tiết niệu bệnh viện Bình Dân trong điều trị sỏi đường tiểu trên bằng phẫu thuật ít xâm hại. Bài viết này tổng kết, đánh giá tỉ lệ sạch sỏi, các tai biến, biến chứng của tán sỏi thận qua da trong trường hợp sỏi thận tái phát thực hiện tại bệnh viện Bình Dân trong những năm vừa qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tán sỏi qua da trong sỏi thận tái phátNghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014TÁN SỎI QUA DA TRONG SỎI THẬN TÁI PHÁTNguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Nguyễn Đình Nguyên Đức**TÓM TẮTĐặt vấn đề và mục tiêu: Tán sỏi thận qua da đã thành thường quy tại Khoa-Bộ môn Tiết niệu bệnh việnBình Dân trong điều trị sỏi đường tiểu trên bằng phẫu thuật ít xâm hại. Bài viết này tổng kết, đánh giá tỉ lệ sạchsỏi, các tai biến, biến chứng của tán sỏi thận qua da trong trường hợp sỏi thận tái phát thực hiện tại bệnh việnBình Dân trong những năm vừa qua.Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian 5 năm từ 1/1/2007 đến 31/12/2011, có 241 trườnghợp sỏi thận tái phát được mổ tán sỏi thận qua da có hồ sơ bệnh án đầy đủ được hồi cứu kết quả. Sau khi gây mêbệnh nhân được soi bàng quang để đặt thông niệu quản vào bể thận. Bệnh nhân được đặt nằm sấp để tạo đườnghầm vào thận dưới hướng dẫn của C-arm. Sau khi nong tạo đường hầm sẽ soi thận bằng máy soi và tán sỏi bằngmáy tán sỏi xung hơi, gắp mảnh sỏi bằng kềm. Đặt thông mở thận ra da. Đánh giá kết quả sớm ngay sau mổ vàsau mổ 1 - 3 tháng bằng phim KUB và / hoặc siêu âm.Kết quả: Có 116 bệnh nhân nam (48,1%) và 125 nữ (51,9%), tỉ lệ nữ / nam = 1,08. Tuổi trung bình: 54,4(29-97). Phân độ ASA I: 22/241 (9,1%), ASA II: 202/241 (83,8%), ASA III: 17/241 (7,1%). 120 bệnh nhân mổbên phải (49,8%), 121 bệnh nhân mổ bên trái (50,2%). Kích thước sạn trung bình: 18,09 mm (7–60). Bốn trườnghợp sạn san hô toàn phần (1,66%), 18 trường hợp sạn bán san hô (7,47%), 55 trường hợp sỏi bể thận (22,8%),143 trường hợp sỏi ở một đài thận (59,3%), 21 trường hợp có nhiều sỏi rải rác (8,7%). UIV trước mổ: 61 trườnghợp thận không ứ nước (25,3%), 86 trường hợp thận ứ nước độ I (35,7%), 70 trường hợp thận ứ nước độ II(29%), 24 trường hợp thận ứ nước độ III (10%). Mười bốn trường hợp dùng đường vào đài trên thận (5,8%), 80trường hợp vào đài giữa (33,19%), 136 trường hợp vào đài dưới (56,4%), 6 trường hợp dùng hai đường vào(2,48%), 4 trường hợp (1,66%) vào đường hầm thận ra da cũ, 1 trường hợp (0,41%) vào đài thận thất bại. Thờigian mổ trung bình: 64,28 phút (30-180). Máu mất trung bình: 155,77 mL (10-1000). Rút thông thận sau 6,55ngày (2-22). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình: 6,16 ngày (2-23). Có 5 / 241 trường hợp chuyển mổ mở(2,07%). Có 3/236 trường hợp có tai biến trong khi mổ (1,27%): 1 trường hợp chảy máu lúc tán sỏi phải chuyểnmổ mở, 1 trường hợp thủng phúc mạc, 1 trường hợp thủng đại tràng. Có 9/236 trường hợp (4%) phải truyềnmáu quanh lúc mổ. Các kỹ thuật nội soi phối hợp trong khi mổ: nong cổ dài thận hẹp: 6 (2,5%), cắt xẻ rộng khúcnối: 1 (0,4%), tạo đường thông bể thận và đài thận cô lập: 1 (0,4%). Biến chứng sau mổ: Sốt: 22 (9,3%), chảymáu sau mổ: 15 (6,4%). Kết quả sau mổ 1-3 tháng (165 bệnh nhân tái khám): tốt: 100 (60,6%), khá: 20 (12,1%),trung bình: 45 (27,3%). Có 17 /165 trường hợp tái khám được điều trị phối hợp: 9 soi thận tán sỏi lần hai (5,5%),4 tán sỏi niệu quản nội soi (2,4%), 3 tán sỏi ngoài cơ thể (1,8%), 1 nội soi hông lưng lấy mảnh sạn niệu quản(0,6%).Kết luận: Tán sỏi thận qua da trong sỏi thận tái phát phát huy được lợi ích ít xâm hại trong khi vẫn duy trìkết quả điều trị sỏi khả quan, tỉ lệ biến chứng không khác biệt. Các kỹ thuật nội soi phối hợp trong mổ giúp giảiquyết di chứng bế tắc đường tiểu trên, hạn chế sạn tái phát.Từ khóa: Tán sỏi thận qua da (TSTQD); Sỏi thận tái phát; Soi thận tán sỏi lần hai.* Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Bình Dân TpHCM ** Khoa Tiết niệu, BVĐK huyện Thống Nhất, Đồng NaiTác giả liên lạc: TS.BS.Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346Email: npchoang@gmail.com292Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014Nghiên cứu Y họcABSTRACTPERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY FOR RECURRENT RENAL STONESNguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Dinh Nguyen Duc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 292 - 299Introduction and objectives: Percutaneous nephrolithotomy (PNL) has become routine at the Departmentof Urology of Binh Dan hospital in treatment for upper tract stones using minimally invasive surgery. This papersummarizes, assesses the stone-free rate, morbidity of percutaneous nephrolithotomy for recurrent stonesperformed in the past several years.Patientss and Methods: In five years from January 2007 to December 2012 we performed PNL for 241patients having recurrernt renal stones. After anesthesia, the patient had a cystoscopy for a ureteral catheterplacement. Then he was placed into prone position for tract dilation for renal access under C-arm. After tractdilation, nephroscopic stone fragmentation using pneumatic lithotriptor and fragments removal using forcepswere performed. Placement of a nephrostomy tube at the end of procedure. Postoperative outcomes were assessedin recovery period and in 1 - 3 months postoperatively with a KUB and / or ultrasonography.Results: There were 116 male (48.1%) and 125 female (51.9%) ...