![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tăng cường giám sát nhằm bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 450.43 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giám sát là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý của Nhà nước đối với Thị trường Chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam. Đặc biệt, mục tiêu của giám sát là ưu tiên phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK. Thực trạng hoạt động giám sát trên TTCK Việt Nam được xem xét, phân tích dưới góc độ ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường và tác động tới nhà đầu tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường giám sát nhằm bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT NHẰM BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TS. Thái Quỳnh Mai Dung - Trưởng ban Đối ngoại, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tóm tắt: Giám sát là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý của Nhà nước đối với Thị trường Chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam. Đặc biệt, mục tiêu của giám sát là ưu tiên phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK. Thực trạng hoạt động giám sát trên TTCK Việt Nam được xem xét, phân tích dưới góc độ ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường và tác động tới nhà đầu tư. Các giải pháp được đề xuất hướng tới việc hoàn thiện hoạt động giám sát một cách hiệu quả và đồng bộ, không chỉ là cơ sở thực hiện đúng vai trò nhà nước trong quản lý TTCK mà còn là giải pháp tạo niềm tin cho nhà đầu tư và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường. Từ khóa: Giám sát, minh bạch, thị trường chứng khoán, nhà đầu tư Abstract: Supervision is one of the important activities of the state management on the Stock Market in Vietnam. In particular, the objective of supervision is to prioritize the prevention of illegal acts in order to protect investors in the stock market. The current status of supervision on the Vietnam Stock Market is analyzed and reflected from the perspective of its impact on the market transparency and on investors. The recommendations are made to improve supervision activities effectively and synchronously. Effective supervision serves not only as a basis for performing its state role properly in the stock market management, but also as a solution to create confidence for investors and to ensure the sustainable development of the market. Keywords: Supervision, transparency, stock market, investors 1. Bối cảnh Trải qua 25 năm tính từ mốc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập năm 1996, Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tổng lượng vốn hoá ngày càng tăng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và trở thành một trong những kênh quan trọng trong thị trường vốn ở Việt Nam. Từ đó, TTCK hoàn thiện dần từng bước, song hành với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng nhanh chóng tham gia vào hội nhập quốc tế để trở thành một kênh thu hút vốn không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước. Kết quả là hệ thống khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của đất nước, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, bảo đảm cho thị trường phát huy được hiệu quả, bảo vệ nhà đầu tư và đặc biệt dần đáp ứng yêu cầu minh bạch hoá thị trường. Quy mô và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán đã tăng gấp hàng trăm lần so với những ngày đầu ra đời, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước (UBCKNN, 2020). Cũng như các thị trường non trẻ khác, TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi tình trạng thông 323 tin kém minh bạch tạo nên những biến động thất thường từ khi ra đời đến nay. Công khai, minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo nguyên tắc các bên cùng có lợi và sự phát triển bền vững của thị trường. Nhiều nghiên cứu đều khẳng định vai trò của Nhà nước đối với giám sát và sự cần thiết của hoạt động giám sát để đảm bảo TTCK hoạt động công khai, minh bạch. Giám sát trong thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, được hiểu là “một trong những chức năng quản lý của nhà nước do một cơ quan có thẩm quyền thực hiện đối với hoạt động của các định chế tài chính với mục đích nhằm: (i) đảm bảo sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính; (ii) đảm bảo thị trường tài chính vận hành hiệu quả; và (iii) bảo vệ người tiêu dùng sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính như người gửi tiền ngân hàng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán, những người tham gia bảo hiểm.... Đây cũng là những mục tiêu đã được khẳng định tại Việt Nam, đó là bảo vệ các nhà đầu tư, giảm rủi ro hệ thống, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, hiệu quả của thị trường chứng khoán thông qua phát hiện, ngăn ngừa xử lý các hành vi giao dịch nội bộ, giao dịch thao túng TTCK và các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán. Việc giám sát TTCK là cách để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư là chủ thể quan trọng tham gia trên TTCK, tạo nên sự ổn định và phát triển của TTCK. Không phải mọi quyết định đầu tư đều mang đến thu nhập kỳ vọng, đi cùng với lợi nhuận lớn là rủi ro cao. TTCK cũng là thị trường có sự biến động mạnh về giá làm ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các nhà đầu tư. Khi quyết định tham gia một giao dịch, nhà đầu tư đã giao phó tiền của mình cho nhà phát hành và môi giới. Nhưng vì thông tin mà họ nhận được có thể không đầy đủ và mất cân xứng, họ không thể biết được độ chính xác của những thông tin do người phát hành, người môi giới cung cấp. Mặt khác, các hành vi thao túng, gian lận trên thị trường có thể xảy ra. Nếu những hành vi đó được kiểm soát bởi những cơ quan trung lập, không vì mục tiêu lợi nhuận thực hiện các hoạt động giám sát thị trường thì sẽ hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực. Điều này sẽ làm lòng tin của nhà đầu tư sẽ tăng lên, thị trường sẽ hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự lưu chuyển vốn trong nền kinh tế (Hoàng Đức Long, 2001). Công việc của cơ quan giám sát là bảo vệ các nhà đầu tư trên TTCK bằng việc phát hiện ra các “lỗ hổng thông tin” cũng như các vi phạm lạm dụng thị trường và đưa ra các lệnh trừng phạt (FINANSINSPEKTIONEN (2015). Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 của Việt Nam cũng khẳng định vai trò của Nhà nước là “giám sát bảo đảm TTCK hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả”. Điều này khẳng định rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa hành lang pháp lý của hoạt động giám sát với tính công khai, minh bạch của TTCK. 2. Thực trạng của giám sát trên TTCK Việt Nam và việc bảo vệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường giám sát nhằm bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT NHẰM BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TS. Thái Quỳnh Mai Dung - Trưởng ban Đối ngoại, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tóm tắt: Giám sát là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý của Nhà nước đối với Thị trường Chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam. Đặc biệt, mục tiêu của giám sát là ưu tiên phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK. Thực trạng hoạt động giám sát trên TTCK Việt Nam được xem xét, phân tích dưới góc độ ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường và tác động tới nhà đầu tư. Các giải pháp được đề xuất hướng tới việc hoàn thiện hoạt động giám sát một cách hiệu quả và đồng bộ, không chỉ là cơ sở thực hiện đúng vai trò nhà nước trong quản lý TTCK mà còn là giải pháp tạo niềm tin cho nhà đầu tư và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường. Từ khóa: Giám sát, minh bạch, thị trường chứng khoán, nhà đầu tư Abstract: Supervision is one of the important activities of the state management on the Stock Market in Vietnam. In particular, the objective of supervision is to prioritize the prevention of illegal acts in order to protect investors in the stock market. The current status of supervision on the Vietnam Stock Market is analyzed and reflected from the perspective of its impact on the market transparency and on investors. The recommendations are made to improve supervision activities effectively and synchronously. Effective supervision serves not only as a basis for performing its state role properly in the stock market management, but also as a solution to create confidence for investors and to ensure the sustainable development of the market. Keywords: Supervision, transparency, stock market, investors 1. Bối cảnh Trải qua 25 năm tính từ mốc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập năm 1996, Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tổng lượng vốn hoá ngày càng tăng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và trở thành một trong những kênh quan trọng trong thị trường vốn ở Việt Nam. Từ đó, TTCK hoàn thiện dần từng bước, song hành với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng nhanh chóng tham gia vào hội nhập quốc tế để trở thành một kênh thu hút vốn không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước. Kết quả là hệ thống khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của đất nước, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, bảo đảm cho thị trường phát huy được hiệu quả, bảo vệ nhà đầu tư và đặc biệt dần đáp ứng yêu cầu minh bạch hoá thị trường. Quy mô và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán đã tăng gấp hàng trăm lần so với những ngày đầu ra đời, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước (UBCKNN, 2020). Cũng như các thị trường non trẻ khác, TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi tình trạng thông 323 tin kém minh bạch tạo nên những biến động thất thường từ khi ra đời đến nay. Công khai, minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo nguyên tắc các bên cùng có lợi và sự phát triển bền vững của thị trường. Nhiều nghiên cứu đều khẳng định vai trò của Nhà nước đối với giám sát và sự cần thiết của hoạt động giám sát để đảm bảo TTCK hoạt động công khai, minh bạch. Giám sát trong thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, được hiểu là “một trong những chức năng quản lý của nhà nước do một cơ quan có thẩm quyền thực hiện đối với hoạt động của các định chế tài chính với mục đích nhằm: (i) đảm bảo sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính; (ii) đảm bảo thị trường tài chính vận hành hiệu quả; và (iii) bảo vệ người tiêu dùng sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính như người gửi tiền ngân hàng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán, những người tham gia bảo hiểm.... Đây cũng là những mục tiêu đã được khẳng định tại Việt Nam, đó là bảo vệ các nhà đầu tư, giảm rủi ro hệ thống, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, hiệu quả của thị trường chứng khoán thông qua phát hiện, ngăn ngừa xử lý các hành vi giao dịch nội bộ, giao dịch thao túng TTCK và các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán. Việc giám sát TTCK là cách để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư là chủ thể quan trọng tham gia trên TTCK, tạo nên sự ổn định và phát triển của TTCK. Không phải mọi quyết định đầu tư đều mang đến thu nhập kỳ vọng, đi cùng với lợi nhuận lớn là rủi ro cao. TTCK cũng là thị trường có sự biến động mạnh về giá làm ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các nhà đầu tư. Khi quyết định tham gia một giao dịch, nhà đầu tư đã giao phó tiền của mình cho nhà phát hành và môi giới. Nhưng vì thông tin mà họ nhận được có thể không đầy đủ và mất cân xứng, họ không thể biết được độ chính xác của những thông tin do người phát hành, người môi giới cung cấp. Mặt khác, các hành vi thao túng, gian lận trên thị trường có thể xảy ra. Nếu những hành vi đó được kiểm soát bởi những cơ quan trung lập, không vì mục tiêu lợi nhuận thực hiện các hoạt động giám sát thị trường thì sẽ hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực. Điều này sẽ làm lòng tin của nhà đầu tư sẽ tăng lên, thị trường sẽ hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự lưu chuyển vốn trong nền kinh tế (Hoàng Đức Long, 2001). Công việc của cơ quan giám sát là bảo vệ các nhà đầu tư trên TTCK bằng việc phát hiện ra các “lỗ hổng thông tin” cũng như các vi phạm lạm dụng thị trường và đưa ra các lệnh trừng phạt (FINANSINSPEKTIONEN (2015). Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 của Việt Nam cũng khẳng định vai trò của Nhà nước là “giám sát bảo đảm TTCK hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả”. Điều này khẳng định rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa hành lang pháp lý của hoạt động giám sát với tính công khai, minh bạch của TTCK. 2. Thực trạng của giám sát trên TTCK Việt Nam và việc bảo vệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tiêu dùng tài chính Thị trường chứng khoán Giám sát giao dịch chứng khoán Pháp luật về thanh tra thị trường chứng khoán Luật chứng khoánTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 980 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 573 12 0 -
2 trang 519 13 0
-
293 trang 313 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 311 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 307 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 295 0 0 -
Giáo trình Luật Chứng khoán: Phần 2 - TS. Nguyễn Văn Tuyến (chủ biên)
98 trang 274 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 259 0 0 -
9 trang 244 0 0