Danh mục

Tăng cường liên kết chuỗi trong xuất khẩu vải thiều theo định hướng phát triển bền vững - Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 630.82 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị là một giải pháp quan trọng để gắn kết các chủ thể trong chuỗi giá trị và hướng tới lợi ích tổng thể của chuỗi giá trị. Nghiên cứu đã chỉ rõ, sự liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị vải thiều xuất khẩu còn khá lỏng lẻo và thiếu tính chủ động, đặc biệt từ phía người sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường liên kết chuỗi trong xuất khẩu vải thiều theo định hướng phát triển bền vững - Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang TĂNG CƢỜNG LIÊN KẾT CHUỖI TRONG XUẤT KHẨU VẢI THIỀU THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH BẮC GIANG TS. Trần Thị Hoàng Hà Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Vải thiều là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bắc Giang, là một loại nông sản mang lại nhiều giátrị kinh tế cho người nông dân Bắc Giang cũng như có những đóng góp tích cực cho kinh tế củatỉnh. Nhiều năm trước, trái vải thiều đã được xuất khẩu sang thị trường như Trung Quốc với sảnlượng lớn. Và gần đây, vải thiều bắt đầu được xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Úc,Canada, Mỹ. Hoạt động xuất khẩu vải thiều đã có một bước chuyển đáng kể khi xâm nhập vào thịtrường các nước có tiêu chuẩn cao trong nhập khẩu nông sản. Để tiếp tục duy trì và đạt sự tăngtrưởng trên các thị trường này cần phải có định hướng phát triển bền vững trong xuất khẩu vảithiều. Mỗi chủ thể trong chuỗi giá trị xuất khẩu vải thiều có vai trò nhất định trong thúc đẩy xuấtkhẩu theo định hướng bền vững. Tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị là một giải pháp quan trọngđể gắn kết các chủ thể trong chuỗi giá trị và hướng tới lợi ích tổng thể của chuỗi giá trị. Nghiên cứuđã chỉ rõ, sự liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị vải thiều xuất khẩu còn khá lỏng lẻo vàthiếu tính chủ động, đặc biệt từ phía người sản xuất. Từ khóa: xuất khẩu nông sản, chuỗi giá trị, phát triển bền vững ABSTRACT Litchi is a typical product of Bac Giang province, is an agricultural product that brings manyeconomic values for farmers as well as positively contributes to the Bac Giang provinces economy.Many years ago, lychee was exported to markets such as China with large production. And recently,lychee has started to be exported to markets such as Japan, Australia, Canada and America. Thelychee export activity has made a significant move when it penetrates the markets of countries withhigh standards in agricultural imports. To continue maintaining and achieving growth in thesemarkets, it is necessary to have a sustainable development orientation in lychee export. Keywords: agricultural products export, value chain, sustainable development1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất khẩu nông sản là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong nhiều năm qua.Hoạt động xuất khẩu nông sản đã và đang đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Tuynhiên, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu không còn là mục tiêu hàng đầu của xuất khẩu nôngsản. Hoạt động xuất khẩu nông sản nước ta bắt đầu bước vào giai đoạn mới. Theo đó, xuất khẩu nôngsản phải đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Hay nói cách khác, xuấtkhẩu nông sản trong giai đoạn tới phải hướng tới định hướng phát triển bền vững. Vải thiều là một trongnhững loại nông sản đang có những thành công nhất định khi xuất khẩu sang thị trường của các quốcgia như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Canada. Để thúc đẩy xuất khẩu vải thiều theo định hướng phát triển bềnvững cần có sự liên kết chặt chẽ của các chủ thể trong chuỗi giá trị xuất khẩu. 492. CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1. Xuất khẩu nông sản Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã xuất hiện từ rất lâu thông qua hoạt động giao thương giữa cácquốc gia. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về xuất khẩu hàng hóa. Theo Luật Thương mại ViệtNam, xuất khẩu hàng hóa là hoạt động bán hàng của thương nhân Việt Nam với thương nhân nướcngoài theo hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hànghóa. Theo Nguyễn Văn Tuấn và Trần Hòe, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏibiên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế. Đâykhông phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cảbên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia. Xuấtkhẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở dùngtiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương. Theo WTO, nông sản được hiểu là tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp. Theoquan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO), hàng nông sản là tậphợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới (chè, ca cao,cà phê, tiêu…), nhóm hàng ngũ cốc (mỳ, lúa gạo, kê, ngô, sắn,…), nhóm hàng thịt và các sản phẩmtừ thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm,…), nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu (các loại hạt códầu như đậu tương, hư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: