Danh mục

Tăng cường quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.31 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của bài viết này làm rõ tiềm năng, thực trạng phát triển và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam, tìm ra những bất cập để có các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động này. Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng, trong những năm gần đây du lịch tâm linh, hành hương về các di tích tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng khá phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH Ở VIỆT NAM ENHANCING THE MANAGEMENT OF SPIRITUAL TOURISM ACTIVITIES IN VIETNAM TS. Nguyễn Thị Tú - Trường Đại học Thương mại Phạm Thành Hiệp – Sở Tài chính Hải Dương Tóm tắt Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Du lịch tâm linh hiện đang trở thành một xu hướng du lịch nổi bật và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Châu Á. Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng, trong những năm gần đây du lịch tâm linh, hành hương về các di tích tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêngkhá phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, du lịch tâm linh ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập và điều đó có liên quan đến công tác quản lý hoạt động này chưa hiệu quả… Vấn đề đặt ra là cần nhận rõ tiềm năng, thực trạng phát triển và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam, tìm ra những bất cập để có các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động này. Đây cũng chính là nộidung bài viết đề cập. Từ khóa:du lịch tâm linh, quản lý, tăng cường Abstract According to the World Tourism Organization (UNWTO), spiritual tourism that is becoming a prominent tourist trends has strong potential for growth in Asia. Vietnam is a country with diverse cultures and religious beliefs,and in recent years, spiritual tourism and pilgrimages to religional sites in general and to Buddhism ones in particular are quite developed. However, during the development, spiritual tourism in Vietnam has many shortcomings and problems that are related to ineffective management of these activities, etc. The issue is that we need to identify potentials, actual development and assessment of the status of management of spiritual tourism activities in Vietnam in order to find out shortcomings to recommend solutions to enhance the management of these activities. These are main contents of this article. Key words:spiritual tourism, management, enhance 1. Khái quát về hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam * Tiềm năng du lịch tâm linh Việt Nam Du lịch tâm linh là loại hình du lịch khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Từ đó, nó mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch. Hay có thể hiểu: Du lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa đưa du khách tới những nơi có các cơ sở và điều kiện đặc thù để họ có cơ hội được chiêm bái và thực hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, giúp họ thỏa mãn các nhu cầu tâm linh, tinh thần của mình. 643  Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng du lịch tâm linh. Các di tích tôn giáo và tín ngưỡng của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng tạo thuận lợi rất lớn cho việc xây dựng các CTDL tâm linh theo tuyến điểm hoặc theo chủ đề nhằm mục tiêu làm trỗi dậy mong muốn giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tâm linh Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 26/11/2007, cả nước có 14.775 ngôi Chùa chiếm 36% tổng di tích của cả nước. 12000 ngôi Đình và hệ thống các Đền, Miếu, Phủ, Nhà thờ trải dài khắp đất nước với các công trình kiến trúc độc đáo, hài hòa với truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó Theo thống kê của Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2010, Việt Nam có 1417 di tích thời vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương như Sơn Tinh, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử,... riêng địa bàn 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã có trên 600 nơi thờ. Theo thống kê năm 2009 của Bộ VHTTDL, cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào (chiếm 0,12%), và 40 lễ hội khác (chiếm 0,5%). Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 27 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có những lễ hội lớn mang tầm quốc gia, lan tỏa sự ảnh hưởng khắp cả nước, hoặc cả một vùng miền.Những địa danh du lịch tâm linh tiêu biểu tại Việt Nam thể hiện ở bảng 1. 644  Bảng 1: Những địa danh du lịch tâm linh tiêu biểu tại Việt Nam STT Địa danh Tỉnh, Thành Gắn với tôn giáo,tín ngưỡng Miền Bắc 1 Chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc,chùa Hương Hà Nội Phật giáo 2 Phủ Tây Hồ, đền Quan Thánh Hà Nội Thờ Mẫu, thánh 3 Chùa Yên Tử Quảng Ninh Phật giáo 4 Chùa Dâu, Bút Tháp, Phật Tích Bắc Ninh Phật giáo 5 Chùa Bái Đính Ninh Bình Phật giáo 6 Nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình Thiên Chúa giáo 7 Côn Sơn – Kiếp Bạc Hải Dương Chùa – Đền 8 Đền Hùng Phú Thọ Thờ cúng tổ tiên, thánh, thần, thờ mẫu 9 Đền Gióng, Tản Viên, Hà Nội, Hưng Thờ cúng tổ tiên, thánh Chử Đồng Tử Yên thần, thờ mẫu 10 Đền Bà chúa Kho, Phủ Giày, Phủ Tây Hồ,.. Bắc Ninh, Thờ mẫu Nam Định, Hà Nội 11 Đền Trần Nam Định Thờ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: