Danh mục

Tăng cường quản ý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 839.75 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng quản lý nhà nước (QLNN) đối với phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) tỉnh Thanh Hóa theo 04 tiêu chí: tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí khả thi và tiêu chí bền vững, thông qua kết quả khảo sát cán bộ QLNN và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về thực trạng QLNN đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa dựa vào mô hình mức độ quan trọng IPA. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường quản ý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa TĂNG CƢỜNG QUẢN Ý NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA TS. Nguyễn Thị Tú NCS. Lê Thị Bình Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá thực trạng quản lý nhà nước (QLNN) đối với phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) tỉnh Thanh Hóa theo 04 tiêu chí: tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí khả thi và tiêu chí bền vững, thông qua kết quả khảo sát cán bộ QLNN và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về thực trạng QLNN đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa dựa vào mô hình mức độ quan trọng IPA, nhóm tác giả đã phân tích được những yếu tố cần tập trung phát triển, những tiêu chí cần tiếp tục duy trì, giữ vững, những tiêu chí không nên tập trung quá nhiều nguồn lực và những tiêu chí ở hiện tại không nên chú ý đến nhiều trong công tác QLNN đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa, từ kết quả đánh giá, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới. Từ khoá: Phát triển du lịch bền vững, quản lý nhà nước, tỉnh Thanh Hóa ABSTRACT This study assesses the state management situation for sustainable tourism development in Thanh Hoa province according to 04 criteria: effectiveness criteria, efficiency criteria, feasibility criteria and sustainability criteria, through the survey results of state management officials and tourism businesses in Thanh Hoa province on the state management situation for sustainable tourism development in Thanh Hoa province based on the model of importance IPA, the authors have analyzed the factors that need to focus on development, factors that need to be maintained and maintained, factors that should not focus too much on resources and current factors that should not be noticed. In the state management for sustainable tourism development in Thanh Hoa province, from the evaluation results, the study also proposes a number of solutions to enhance state management for sustainable tourism development to firmly Thanh Hoa province in the coming period. Keywords: Sustainable tourism development, state management, Thanh Hóa province 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh Hóa là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Thanh Hóa nằm ở phía nam vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng phát triển với chính sách đầu tư hấp dẫn, vị trí mang tính chiến lược lâu dài, rất thuận lợi để phát triển ngành du lịch tỉnh như : du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - nhân văn,… đặc biệt với các ưu thế nổi trội cho phát triển các loại hình du lịch biển, văn hóa và sinh thái. Vị thế của Thanh Hóa đã được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và du lịch nói riêng. Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phát triển khá nhanh, chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du 747 lịch, tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có những bước khởi sắc và đạt được một số thành tựu quan trọng. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, doanh thu du lịch và lượt khách lưu trú ngày càng tăng. Tuy nhiên, QLNN đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa còn nhiều hạn chế như thiếu tầm nhìn tổng thể về phát triển du lịch nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn và không thể hiện được tính đặc thù. Quản lý và quy hoạch du lịch chưa hiệu quả, vấn đề liên kết phát triển du lịch chưa được chú ý. Ngoài ra, còn hạn chế, yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật du lịch, đội ngũ nhân lực du lịch, năng lực xúc tiến quảng bá du lịch và thiếu sự ổn định về tổ chức bộ máy QLNN về du lịch. Để du lịch tỉnh Thanh Hóa phát triển trên cơ sở phát huy các tiềm năng và lợi thế của địa phương, trở thành ngành kinh tế quan trọng, là động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, công tác QLNN về du lịch đóng vai trò then chốt, tạo tiền đề cơ bản cho du lịch Thanh Hóa được phát triển mạnh mẽ hơn. Việc đánh giá thực trạng hoạt động du lịch, cũng như đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa theo các nhóm tiêu chí, từ đó rút ra được các yếu tố quan trọng cần tập trung phát triển, những yếu tố cần tiếp tục duy trì, giữ vững, những yếu tố không nên tập trung quá nhiều nguồn lực và những yếu tố ở hiện tại không nên chú ý đến nhiều trong công tác QLNN đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp giúp cho hoạt động QLNN phát huy hết sức mạnh vốn có, tạo điều kiện tỉnh Thanh Hóa PTDLBL là hết sức cần thiết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Một số khái niệm có liên quan 2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Theo quan niệm của C.MÁC: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: