Các sách bàn về tính dục thời cổ của y học phương Đông đều khuyên đàn ông khi thực hành các cuộc “mây mưa”, nên dùng ngón tay cái của mình kích thích khá mạnh vào một điểm ở lòng bàn chân của người đàn bà. Theo cổ nhân, vị trí này có công dụng nổi tiếng trong nâng cao năng lực tính dục của cả nam và nữ. Không chỉ vậy, kích thích thường xuyên và đúng cách vào huyệt vị đặc biệt này còn có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường sức khoẻ bằng điểm huyệt dưới lòng bàn chân
Tăng cường sức khoẻ bằng điểm huyệt dưới lòng
bàn chân
Các sách bàn về tính dục thời cổ của y học phương Đông đều khuyên
đàn ông khi thực hành các cuộc “mây mưa”, nên dùng ngón tay cái của
mình kích thích khá mạnh vào một điểm ở lòng bàn chân của người đàn
bà. Theo cổ nhân, vị trí này có công dụng nổi tiếng trong nâng cao năng
lực tính dục của cả nam và nữ. Không chỉ vậy, kích thích thường xuyên
và đúng cách vào huyệt vị đặc biệt này còn có ý nghĩa rất lớn trong bảo
vệ và tăng cường sức khoẻ cả về tinh thần và thể chất.
Huyệt đó chính là huyệt dũng tuyền, một trong 27 huyệt vị châm cứu nằm
trên đường kinh túc thiếu âm thận, được coi là một trong tam tài huyệt: bách
hội (thiên) gọi là thiên tài, chiên trung (nhân) gọi là nhân tài và dũng tuyền
(địa) gọi là địa tài. “Dũng” có nghĩa là vọt ra, tràn lên; “tuyền” là suối, là
nguồn; “dũng tuyền” ý muốn nói huyệt nằm dưới lòng bàn chân như một
dòng suối, tràn đầy sức sống. Huyệt vị này còn có nhiều tên khác như địa
xung, quyết tâm, địa cù… thường được cổ nhân dùng chữa các chứng bệnh
như:
– Tại chỗ: đau nhức, nóng hay lạnh gan bàn chân, chuột rút.
– Theo kinh: đau mặt trong đùi, đau đỉnh đầu, thoát vị, đau sưng họng, đẻ
xong không tiểu được, chảy máu mũi, tim đập nhanh…
– Toàn thân: hoa mắt chóng mặt, hôn mê, chết đuối, trúng nắng, trúng gió,
động kinh, mất ngủ, tiêu khát.
Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, tác động đơn độc lên huyệt dũng
tuyền bằng nhiều phương thức khác nhau có tác dụng chữa trị khá nhiều
chứng bệnh như: ho kéo dài (dùng bột thuốc đông y đắp vào huyệt), ho ra
máu (thuỷ châm Atropin vào huyệt), mất ngủ (cứu điếu ngải lên huyệt), đau
đầu (châm dũng tuyền xuyên sang huyệt thái xung), sốt cao (đắp bột thuốc
vào huyệt), cao huyết áp (cứu bằng điếu ngải hoặc đắp thuốc đông y), cơn
động kinh (châm tả), đi lỏng (dán thuốc đông y vào huyệt), chảy máu cam
(đắp tỏi giã nát vào huyệt), quai bị (đắp thuốc vào huyệt), đái dầm (thuỷ
châm), hen phế quản (châm cứu)…
Trong phép dưỡng sinh của y học cổ truyền, người xưa đã khuyên hàng ngày
nên day bấm huyệt dũng tuyền kiên trì, đều đặn nhằm làm cho thận khí luôn
sung túc, thận thuỷ luôn tràn đầy, theo đó mà tinh thần, thể lực và tinh lực
đều có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả cao nhất, phải xác
định chính xác vị trí của huyệt và tiến hành day bấm đúng phương pháp.
Nên day bấm huyệt mỗi ngày hai lần, tốt nhất là trước khi ngủ tối và sáng
sớm khi vừa tỉnh giấc, dùng hai tay đồng thời xát nhẹ hai gan bàn chân
chừng hai phút, sao cho tại chỗ nóng lên (ngâm chân chừng mươi phút bằng
nước muối ấm thì càng tốt). Sau đó dùng hai ngón tay cái đồng thời day ấn
huyệt dũng tuyền cả hai bên trong hai phút với một lực tương đối mạnh, sao
cho đạt cảm giác tê tức lan sâu vào bên trong gan bàn chân. Cũng có thể
dùng các vật cứng như đầu đũa, cán bút… day ấn hoặc đặt chân (vị trí huyệt)
lên viên sỏi hay các vật tương tự để kích thích.
Hai cách xác định huyệt Dũng tuyền
– Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ lõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan
bàn chân chính là vị trí của huyệt.
– Huyệt nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối
đầu ngón chân hai (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở
gan bàn chân.