Tăng cường thu ngân sách tại các địa phương ở Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 785.20 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày thực trạng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2009-2016; Cơ cấu thu ngân sách địa phương; Tương quan giữa thu ngân sách địa phương quyết toán/dự toán; Đánh giá thực trạng thu ngân sách địa phương Việt Nam; Giải pháp tăng cường thu ngân sách tại các địa phương ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường thu ngân sách tại các địa phương ở Việt Nam Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Tăng cường thu ngân sách tại các địa phương ở Việt Nam Bùi Quang Phát Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Mở đầu Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015, Ngân sách Nhà nước bao gồm Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được thể hiện rõ thông qua nội dung phân cấp ngân sách và nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Tổng hợp các khoản thu ngân sách tại các địa phương sẽ hình thành nên tổng thu ngân sách Nhà nước. Do vậy, để tạo nên thặng dư ngân sách nhằm tăng đầu tư tích lũy cho xã hội và giảm gánh nặng nợ công, việc tăng thu ngân sách nhà nước (đi đôi với quản lý chi ngân sách phù hợp) thông qua tăng thu ngân sách nhà nước tại các địa phương là rất cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay, mức thu ngân sách địa phương tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2009-201610, song tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó, mặc dù ngân sách địa phương có thặng dư song mức thặng dư này có được là do mức thu bổ sung từ ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách địa phương. Trung bình trong giai đoạn 2009-2016, thu bổ sung từ ngân sách trung ương chiếm trung bình 31,78%. Để đánh giá thực trạng thu ngân sách địa phương Việt Nam, bài viết thực hiện phân tích dựa trên hai nhóm chỉ tiêu chính: Quy mô thu ngân sách địa phương và Cơ cấu thu ngân sách địa phương, từ đó một số khuyến nghị được đề xuất nhằm thúc đẩy tăng thu ngân sách tại địa phương ở Việt Nam. 1. Thực trạng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2009-2016 (i) Quy mô thu ngân sách địa phương - Tổng thu ngân sách địa phương: Tổng thu ngân sách địa phương tăng đều qua các năm từ 405.103 tỷ đồng năm 2009 lên mức 982.931 tỷ đồng năm 2016. Tăng thu ngân sách địa phương đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong cả giai đoạn 2009-2016. Năm 2010, thu ngân sách địa phương tăng 20,38% so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng này tăng nhẹ ở mức 20,47% năm 2010. Tuy nhiên sau đó, tốc độ tăng thu NSĐP giảm xuống còn 19,88% năm 2011, và xuống mức thấp nhất vào năm 2013, chỉ đạt 3,49%. Trung bình tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2009-2016 ở mức hơn 13,69%. Tương tự, nguồn chi NSĐP cũng có xu hướng tăng qua các năm. Nếu chi NSĐP năm 2009 chỉ ở mức 376.690 tỷ đồng thì đến năm 2015, con số này đã tăng lên gấp gần 3 lần, ở mức 901.079 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng chi NSĐP lần lượt ở mức 20,01% năm 2010, 23,15% năm 2011, 19,08% năm 2012, 3,44% năm 2013 và trung bình 13,48% trong giai đoạn 2009-2016. 182 Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Đơn vị: tỷ đồng 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Thu NSĐP Chi NSĐP Biểu đồ 1. Quy mô thu chi NSĐP giai đoạn 2009-2016 (Nguồn: Bộ Tài chính) Mặc dù tốc độ tăng thu ngân sách địa phương có xu hướng giảm qua các năm, song do chi ngân sách địa phương cũng tăng ở mức tương ứng, do vậy, trong cả giai đoạn, ngân sách địa phương vẫn đạt thặng dư. Mức thặng dư tăng qua các năm, từ mức 28.413 tỷ đồng năm 2009 lên mức 81.852 nghìn tỷ đồng năm 2016. - Thu Ngân sách Nhà nước tại các địa phương: Bên cạnh số liệu về thu ngân sách địa phương, còn có số liệu về thu ngân sách nhà nước tại các địa phương. Trong đó, thu ngân sách nhà nước tại các địa phương sẽ bao gồm thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ xuất khẩu, nhập khẩu và các nguồn thu khác. Nguồn thu ngân sách nhà nước tại các địa phương là nguồn chủ yếu hình thành nên tổng thu ngân sách nhà nước. Trong số các vùng, lãnh thổ ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Bộ đóng góp nguồn thu lớn nhất vào thu ngân sách nhà nước (trung bình 38,29% trong giai đoạn 2009-2016), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (32,24%), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14,12%), Đồng bằng sông Cửu Long (6,87%), miền núi phía Bắc (5,95%) và cuối cùng đóng góp thấp nhất vào thu ngân sách nhà nước là khu vực Tây Nguyên (2,5%). Số liệu trên cho thấy mức chênh lệch rất lớn trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giữa các vùng lãnh thổ trong cả nước. Biểu đồ 3.4 dưới đây biểu thị mức thu ngân sách địa phương và so sánh giữa ba khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trong các năm 2009, 2011, 2013, 2015 và 2016. 183 Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” 600,000,000 500,000,000 400,000,000 Đồng bằng sông Hồng 300,000,000 Đông Nam Bộ 200,000,000 Tây Nguyên 100,000,000 0 2009 2011 2013 2015 2016 Biểu đồ 2. Thu ngân sách tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2009-2016 (Nguồn: Bộ Tài chính) Quan sát biểu đồ có thể thấy mức thu ngân sách ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ đều tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2010, thu ngân sách tại hai khu vực này có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2009, lần lượt ở mức 132% và 303%. Giai đoạn 2010-2016, tốc độ tăng trưởng thu ngân sách tại Đồng bằng sông Hồng và Đông ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường thu ngân sách tại các địa phương ở Việt Nam Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Tăng cường thu ngân sách tại các địa phương ở Việt Nam Bùi Quang Phát Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Mở đầu Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015, Ngân sách Nhà nước bao gồm Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được thể hiện rõ thông qua nội dung phân cấp ngân sách và nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Tổng hợp các khoản thu ngân sách tại các địa phương sẽ hình thành nên tổng thu ngân sách Nhà nước. Do vậy, để tạo nên thặng dư ngân sách nhằm tăng đầu tư tích lũy cho xã hội và giảm gánh nặng nợ công, việc tăng thu ngân sách nhà nước (đi đôi với quản lý chi ngân sách phù hợp) thông qua tăng thu ngân sách nhà nước tại các địa phương là rất cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay, mức thu ngân sách địa phương tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2009-201610, song tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó, mặc dù ngân sách địa phương có thặng dư song mức thặng dư này có được là do mức thu bổ sung từ ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách địa phương. Trung bình trong giai đoạn 2009-2016, thu bổ sung từ ngân sách trung ương chiếm trung bình 31,78%. Để đánh giá thực trạng thu ngân sách địa phương Việt Nam, bài viết thực hiện phân tích dựa trên hai nhóm chỉ tiêu chính: Quy mô thu ngân sách địa phương và Cơ cấu thu ngân sách địa phương, từ đó một số khuyến nghị được đề xuất nhằm thúc đẩy tăng thu ngân sách tại địa phương ở Việt Nam. 1. Thực trạng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2009-2016 (i) Quy mô thu ngân sách địa phương - Tổng thu ngân sách địa phương: Tổng thu ngân sách địa phương tăng đều qua các năm từ 405.103 tỷ đồng năm 2009 lên mức 982.931 tỷ đồng năm 2016. Tăng thu ngân sách địa phương đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong cả giai đoạn 2009-2016. Năm 2010, thu ngân sách địa phương tăng 20,38% so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng này tăng nhẹ ở mức 20,47% năm 2010. Tuy nhiên sau đó, tốc độ tăng thu NSĐP giảm xuống còn 19,88% năm 2011, và xuống mức thấp nhất vào năm 2013, chỉ đạt 3,49%. Trung bình tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2009-2016 ở mức hơn 13,69%. Tương tự, nguồn chi NSĐP cũng có xu hướng tăng qua các năm. Nếu chi NSĐP năm 2009 chỉ ở mức 376.690 tỷ đồng thì đến năm 2015, con số này đã tăng lên gấp gần 3 lần, ở mức 901.079 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng chi NSĐP lần lượt ở mức 20,01% năm 2010, 23,15% năm 2011, 19,08% năm 2012, 3,44% năm 2013 và trung bình 13,48% trong giai đoạn 2009-2016. 182 Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Đơn vị: tỷ đồng 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Thu NSĐP Chi NSĐP Biểu đồ 1. Quy mô thu chi NSĐP giai đoạn 2009-2016 (Nguồn: Bộ Tài chính) Mặc dù tốc độ tăng thu ngân sách địa phương có xu hướng giảm qua các năm, song do chi ngân sách địa phương cũng tăng ở mức tương ứng, do vậy, trong cả giai đoạn, ngân sách địa phương vẫn đạt thặng dư. Mức thặng dư tăng qua các năm, từ mức 28.413 tỷ đồng năm 2009 lên mức 81.852 nghìn tỷ đồng năm 2016. - Thu Ngân sách Nhà nước tại các địa phương: Bên cạnh số liệu về thu ngân sách địa phương, còn có số liệu về thu ngân sách nhà nước tại các địa phương. Trong đó, thu ngân sách nhà nước tại các địa phương sẽ bao gồm thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ xuất khẩu, nhập khẩu và các nguồn thu khác. Nguồn thu ngân sách nhà nước tại các địa phương là nguồn chủ yếu hình thành nên tổng thu ngân sách nhà nước. Trong số các vùng, lãnh thổ ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Bộ đóng góp nguồn thu lớn nhất vào thu ngân sách nhà nước (trung bình 38,29% trong giai đoạn 2009-2016), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (32,24%), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14,12%), Đồng bằng sông Cửu Long (6,87%), miền núi phía Bắc (5,95%) và cuối cùng đóng góp thấp nhất vào thu ngân sách nhà nước là khu vực Tây Nguyên (2,5%). Số liệu trên cho thấy mức chênh lệch rất lớn trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giữa các vùng lãnh thổ trong cả nước. Biểu đồ 3.4 dưới đây biểu thị mức thu ngân sách địa phương và so sánh giữa ba khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trong các năm 2009, 2011, 2013, 2015 và 2016. 183 Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” 600,000,000 500,000,000 400,000,000 Đồng bằng sông Hồng 300,000,000 Đông Nam Bộ 200,000,000 Tây Nguyên 100,000,000 0 2009 2011 2013 2015 2016 Biểu đồ 2. Thu ngân sách tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2009-2016 (Nguồn: Bộ Tài chính) Quan sát biểu đồ có thể thấy mức thu ngân sách ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ đều tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2010, thu ngân sách tại hai khu vực này có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2009, lần lượt ở mức 132% và 303%. Giai đoạn 2010-2016, tốc độ tăng trưởng thu ngân sách tại Đồng bằng sông Hồng và Đông ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Quy mô thu ngân sách địa phương Ngân sách địa phương Cơ cấu thu ngân sách địa phương Quyết toán thu chi ngân sáchTài liệu liên quan:
-
12 trang 191 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 168 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 79 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 70 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 62 0 0 -
1 trang 41 0 0
-
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 41 0 0