Danh mục

Tăng cường yếu tố nghiệp vụ sư phạm khi tổ chức các hoạt động giải toán cho sinh viên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.72 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này, chúng tôi đề cập yêu cầu tăng cường các hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong dạy học giải toán. Đề xuất một số biện pháp tổ chức các hoạt động giải toán phù hợp với sinh viên: 1. Tổ chức thực hành các hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải bài toán bám sát nội dung toán ở trung học phổ thông; 2. Tăng cường tổ chức hoạt động rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải cho các đối tượng sinh viên khác nhau, phù hợp với thực tế yêu cầu dạy học giải toán ở trung học phổ thông;3. Tổ chức các cuộc thi có chủ đề về lý luận nghiệp vụ sư phạm trong dạy học toán và hướng dẫn dạy giải toán trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường yếu tố nghiệp vụ sư phạm khi tổ chức các hoạt động giải toán cho sinh viên TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 9 - 16 TĂNG CƢỜNG YẾU TỐ NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM KHI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TOÁN CHO SINH VIÊN Vũ Quốc Khánh1, Lê Thị Tuyết22 1 Trường Đại học Tây Bắc, 2Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Tóm tắt: Bài viết này, chúng tôi đề cập yêu cầu tăng cường cách hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong dạy học giải toán. Đề xuất một số biện pháp tổ chức các hoạt động giải toán phù hợp với sinh viên: 1. Tổ chức thực hành các hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải bài toán bám sát nội dung toán ở trung học phổ thông; 2. Tăng cường tổ chức hoạt động rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải cho các đối tượng sinh viên khác nhau, phù hợp với thực tế yêu cầu dạy học giải toán ở trung học phổ thông;3. Tổ chức các cuộc thi có chủ đề về lý luận nghiệp vụ sư phạm trong dạy học toán và hướng dẫn dạy giải toán trung học phổ thông. Từ khoá: Đào tạo sư phạm, sinh viên chuyên ngành toán, Trường Đại học Tây Bắc. 1. Đặt vấn đề Trong dạy học toán, tổ chức các hoạt động giải toán (HĐGT) chiếm vị trí quan trọng trong quá trình giảng dạy. Thông qua HĐGT các sinh viên (SV) thực hiện các hoạt động “hình thành, củng cố tri thức, kĩ năng kĩ xảo,... rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành những phẩm chất trí tuệ” [2]. Như vậy, tổ chức các HĐGT toán có tầm quan trọng đặc biệt, giúp SV trong học tập và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP). Theo [1], có nhiều biện pháp, cách thức tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP cho SV. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập việc tăng cường yếu tố NVSP khi tổ chức các hoạt động giải toán. Phạm vi tổ chức các hoạt động giải toán nhằm rèn luyện NVSP xác định theo bốn trọng tâm: 1) Rèn luyện NVSP trong hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải; 2) Rèn luyện NVSP trong xây dựng chương trình giải; 3) Rèn luyện NVSP trong thực hiện chương trình giải; 4) Rèn luyện NVSP trong khai thác, ứng dụng kết quả lời giải. Khi tổ chức các hoạt động giải toán theo mỗi trọng tâm, đòi hỏi SV phải tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia thường xuyên, đầy đủ những hoạt động rèn luyện NVSP tương ứng với những thao tác kĩ thuật cụ thể. Nội dung NVSP của SV đại học sư phạm toán gắn liền với việc dạy học toán ở THPT. Do đó, tổ chức các hoạt động NVSP của SV phải gắn liền với hoạt động giải các dạng toán có trong chương trình toán THPT. SV thực hành các hoạt động giải toán thường xuyên, liên tục, đầy đủ sẽ hình thành và phát triển nhóm năng lực nhận thức về Toán học (Năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học; Năng lực xây dựng và phát triển các lập luận Toán học; Năng lực nhận thức về các cấu trúc toán học trừu tượng; Năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa trong Toán học; Năng lực nghiên cứu các dạng phương trình toán học; Năng lực tính toán; Năng lực vận dụng toán học vào các môn học khác và vào cuộc sống). Góp phần hoàn thiện nhóm Năng lực dạy học (Năng lực giải Toán sơ cấp ở trường phổ thông; Năng lực vận dụng các kiến thức của toán Ngày nhận bài: 17/2/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên lạc: Vũ Quốc Khánh, e - mail: khanhs29tb@gmail.com 9 cao cấp trong dạy toán ở phổ thông; Năng lực sử dụng các công cụ tính toán và máy tính cầm tay trong giải toán; Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động Toán học; Năng lực vận dụng các kiến thức về văn hóa toán học và lịch sử toán học trong dạy học toán). Từng bước, SV nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp (Năng lực thích ứng với môi trường mới; Năng lực tự đánh giá; Năng lực tự học, tự nghiên cứu Toán học và giáo dục Toán học; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực trải nghiệm thực tiễn). Thực tế SV đại học sư phạm toán ở Trường Đại học Tây Bắc được tuyển sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nhiều đối tượng ưu tiên, thuộc các dân tộc ở các vùng, miền khó khăn. Do đó, có sự khác biệt rất lớn về khả năng NVSP và kết quả học giải toán ở phổ thông. Sự khác biệt này dẫn đến những hạn chế nhất định về kết quả rèn luyện NVSP của các SV trong quá trình đào tạo. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu biện pháp nâng cao kết quả rèn luyện NVSP cho SV đại học sư phạm toán ở Trường Đại học Tây Bắc cần được quan tâm thực hiện. Mặt khác do có sự khác biệt rất lớn về khả năng NVSP giữa các đối tượng SV khác nhau (đặc biệt là SV người dân tộc vùng sâu, vùng xa và lưu HS Lào) nên cần tổ chức cho các đối tượng SV này thường xuyên thực hành các hoạt động giải toán bám sát nội dung toán ở phổ thông. Việc tăng cường yếu tố NVSP giúp SV làm quen với việc hoạt động dạy và học giải toán ở THPT. Mặt khác, tăng cường yếu tố NVSP giúp SV qua hoạt động, thấy rõ ràng và cụ thể hơn những yêu cầu cơ bản của việc dạy giải toán ở phổ thông gắn với nội dung học phần “Lý luận và phương pháp dạy học môn toán” đã học ở đại học. Các biện pháp tăng cường yếu tố NVSP có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng việc rèn luyện NVSP của SV. Quá trình thực hiện các biện pháp có tác động tích cực đối v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: