Danh mục

Tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - vai trò của xuất khẩu

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 639.15 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - vai trò của xuất khẩu được nghiên cứu nhằm mục đích xem xét tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam thông qua số liệu về 36.053 doanh nghiệp trên 24 lĩnh vực sản xuất từ Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) giai đoạn 2014-2019.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - vai trò của xuất khẩu TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM - VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU Lê Thị Thanh Ngân1 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam thông qua số liệu về 36.053 doanh nghiệp trên 24 lĩnh vực sản xuất từ ​​Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) giai đoạn 2014-2019. Để giải quyết vấn đề phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh của mô hình, bài viết sử dụng phương pháp hồi quy OLS với phương pháp sai số chuẩn mạnh và GMM hệ thống. Theo kết quả nghiên cứu, việc tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có liên quan tích cực đến tăng trưởng về doanh số và tổng tài sản. Tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu lớn hơn 36,5% so với doanh nghiệp không xuất khẩu. Tốc độ tăng tổng tài sản của doanh nghiệp xuất khẩu lớn hơn 19% so với tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp không xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với tăng trưởng doanh nghiệp tại các nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị khác bao gồm: tăng cường hỗ trợ tiếp cận tín dụng, lựa chọn hình thức pháp lý phù hợp và nâng cao trình độ cho chủ doanh nghiệp. Từ khóa: GMM, SME, tăng trưởng, xuất khẩu.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinhtế của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏvà vừa được xem là cách thức để đẩy nhanh việc hoàn thành các mục tiêukinh tế xã hội (Cook và Nixson, 2000). Tăng trưởng luôn là mục tiêu hàngđầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hướng tới mục tiêu phát triểnbền vững bởi tăng trưởng làm tăng khả năng tồn tại của doanh nghiệp1 Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. Tác giả liên hệ. Email: lethithanhngan.cs2@ftu.edu.vn232 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...(Freeman và cộng sự, 1983). Do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiệnđể xác định các yếu tố tác động tới tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa.Nhiều nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trêntoàn thế giới để xem những đặc điểm nào của doanh nghiệp có tác độngtới tăng trưởng của doanh nghiệp. Khi bàn đến các đặc điểm kinh doanh,việc tiếp cận thị trường nước ngoài thường được coi là một yếu tố quantrọng trong việc nâng cao tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (Nam &Bảo Trâm, 2021). Xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường quốc tếđược các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng rộng rãi nhất hiện nay do mứcđộ rủi ro thấp, không đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nguồn nhân lực vàtài chính ở mức cao so với các phương thức khác. Với sự phổ biến của hoạt động xuất khẩu, các nghiên cứu về tácđộng của xuất khẩu tới tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa đãthu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Nhằmcung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của xuất khẩu tới tới tăngtrưởng doanh nghiệp, các nhà khoa học đã nghiên cứu mối quan hệ nàytrong bối cảnh ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, phải kể đến cácnghiên cứu tại Ý của Castellani (2002) và Di Cintio và cộng sự (2017),tại Anh của Robson và Bennett (2000), tại Canada của Baldwin và Gu(2003), tại Đức của Wagner (2002), tại Tây Ban Nha của Golovko vàValentini (2011) và của Farinas và Martín-Marcos (2007), tại Nhật Bảncủa Lu và Beamish (2006), tại Trung Quốc của Kraay (2002) hay Yangvà Tsou (2020), tại Đài Loan của Liu và cộng sự (1999), tại châu Phicủa Esaku (2021). Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại không đạt sự đồngthuận, thậm chí nhiều nghiên cứu có kết quả trái ngược ngay trong cùngmột quốc gia. Vẫn còn nhiều tranh luận về những tác động của xuấtkhẩu tới tăng trưởng doanh nghiệp (Wagner, 2012). Một số nghiên cứuđã xác nhận tác động tích cực của xuất khẩu tới tăng trưởng như nghiêncứu của Kraay (2002), Blalock và Gertler (2004), Lu and Beamish(2006). Trong khi đó, nhiều nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng vềtác động của xuất khẩu tới tăng trưởng doanh nghiệp (Liu và cộng sự,1999; Aw và cộng sự, 2000; Hahn, 2005) hoặc cho rằng hoặc cho rằnglợi ích xuất khẩu đem lại cho doanh nghiệp phụ thuộc vào các đặc điểmvề ngành (Q. Ngo & Tran, 2020), loại hình doanh nghiệp (Park, 2011)và mức độ quốc tế hóa của doanh nghiệp (Kafouros và cộng sự, 2008).Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 233 Lược khảo các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả nhận thấy số lượngcác nghiên cứu về vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế trong khi đây là bộ phận doanhnghiệp chiếm đa số tại bất cứ quốc gia nào trên thế gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: