Tăng trưởng xanh và một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 362.73 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Tăng trưởng xanh và một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu" làm rõ các nội dung pháp luật liên quan đến CSR trong ứng phó với BĐKH gắn với các mục tiêu tăng trưởng xanh; qua đó, gợi mở một số nội dung cho việc đảm bảo thực thi hiệu quả các nội dung này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng xanh và một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ThS. Nguyễn Lâm Trâm Anh Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Sài Gòn / Email: nguyenlamtramanh@sgu.edu.vn Tóm tắt: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), sự suy thoái và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; mật độ thiên tai, thời tiết cực đoan gia tăng và diễn biến khôn lường và yêu cầu đạt được các mục tiêu phát triển xanh và bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) nói chung, CSR trong BVMT, ứng phó với BĐKH trở thành một nội dung quan trọng, gắn liền mật thiết với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bài viết làm rõ các nội dung pháp luật liên quan đến CSR trong ứng phó với BĐKH gắn với các mục tiêu tăng trưởng xanh; qua đó, gợi mở một số nội dung cho việc đảm bảo thực thi hiệu quả các nội dung này. Từ khóa: biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, trách nhiệm xã hội, tăng trưởng xanh 1. Đặt vấn đề Tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng đến của mọi quốc gia. Tăng trưởng xanh cũng được xem là nội dung quan trọng của phát triển bền vững, là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT). Tại Việt Nam, từ năm 2012, Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2012-2020”, định hình con đường tăng trưởng xanh và bền vững cho Việt Nam và gần đây nhất là vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành chiến lược mới - “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” (sau đây gọi tắt là Chiến lược). Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Tăng trưởng xanh nhằm “góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các- bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”. Theo đó, việc xác định “giảm cường độ phát thải khí nhà kính (KNK) trên GDP; xanh hóa nền kinh tế” là 2 trong 4 mục tiêu lớn của Chiến lược, có thể thấy rõ, vấn đề liên quan đến giảm phát thải KNK, sử dụng và tiết kiệm năng lượng hiệu quả theo hướng xanh và bền vững, BVMT, ứng phó với BĐKH có mối quan hệ mật thiết với quá trình thực hiện và đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh. Trách nhiệm BVMT, ứng phó với BĐKH được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc phát triển bền vững, một trong những nguyên tắc nền tảng của pháp 264 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP luật về môi trường, ứng phó với BĐKH, thừa nhận mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển: muốn phát triển kinh tế thì phải BVMT, BVMT chính là bảo vệ mục tiêu phát triển, bảo vệ con người và phát triển là vì con người. Tính bền vững về môi trường được hiểu là sự khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên; đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành [5]; có thể bao hàm cả sự bền vững về công nghệ thông qua việc áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ không gây ô nhiễm, công nghệ thân thiện với môi trường. Điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng nêu rõ: “BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân”. Đồng thời, “Hoạt động BVMT là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với BĐKH” (Khoản 2, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Tổ chức, theo quy định được hiểu bao gồm các loại hình doanh nghiệp (DN), có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động BVMT theo quy định của pháp luật. Như vậy, ứng phó với BĐKH là một trong những hoạt động BVMT mà DN có trách nhiệm phải thực hiện. Đây cũng được xem là cách tiếp cận CSR ở khía cạnh môi trường, một trong ba yếu tố cấu thành CSR, ngày càng được đề cao trước những thay đổi của môi trường và khí hậu [7]. Theo đó, để đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra, DN đóng vai trò là một trong những chủ thể quan trọng. 2. Pháp luật về CSR trong ứng phó với BĐKH Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 dành một chương riêng, Chương VII gồm 6 điều, từ Điều 91 đến Điều 96 quy định về ứng phó với BĐKH. Về khái niệm, “ứng phó với BĐKH là hoạt động của con người nhằm thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK” (Khoản 32, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Khái niệm này được đề cập lần đầu trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và nay tiếp tục được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Về thích ứng với BĐKH, điều 90 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa: “thích ứng với BĐKH là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH và tận dụng cơ hội do BĐKH mang lại” (Điều 90, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020); trong khi đó, giảm nhẹ phát thải KNK được hiểu là “hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải KNK, tăng cường hấp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng xanh và một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ThS. Nguyễn Lâm Trâm Anh Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Sài Gòn / Email: nguyenlamtramanh@sgu.edu.vn Tóm tắt: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), sự suy thoái và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; mật độ thiên tai, thời tiết cực đoan gia tăng và diễn biến khôn lường và yêu cầu đạt được các mục tiêu phát triển xanh và bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) nói chung, CSR trong BVMT, ứng phó với BĐKH trở thành một nội dung quan trọng, gắn liền mật thiết với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bài viết làm rõ các nội dung pháp luật liên quan đến CSR trong ứng phó với BĐKH gắn với các mục tiêu tăng trưởng xanh; qua đó, gợi mở một số nội dung cho việc đảm bảo thực thi hiệu quả các nội dung này. Từ khóa: biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, trách nhiệm xã hội, tăng trưởng xanh 1. Đặt vấn đề Tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng đến của mọi quốc gia. Tăng trưởng xanh cũng được xem là nội dung quan trọng của phát triển bền vững, là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT). Tại Việt Nam, từ năm 2012, Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2012-2020”, định hình con đường tăng trưởng xanh và bền vững cho Việt Nam và gần đây nhất là vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành chiến lược mới - “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” (sau đây gọi tắt là Chiến lược). Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Tăng trưởng xanh nhằm “góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các- bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”. Theo đó, việc xác định “giảm cường độ phát thải khí nhà kính (KNK) trên GDP; xanh hóa nền kinh tế” là 2 trong 4 mục tiêu lớn của Chiến lược, có thể thấy rõ, vấn đề liên quan đến giảm phát thải KNK, sử dụng và tiết kiệm năng lượng hiệu quả theo hướng xanh và bền vững, BVMT, ứng phó với BĐKH có mối quan hệ mật thiết với quá trình thực hiện và đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh. Trách nhiệm BVMT, ứng phó với BĐKH được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc phát triển bền vững, một trong những nguyên tắc nền tảng của pháp 264 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP luật về môi trường, ứng phó với BĐKH, thừa nhận mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển: muốn phát triển kinh tế thì phải BVMT, BVMT chính là bảo vệ mục tiêu phát triển, bảo vệ con người và phát triển là vì con người. Tính bền vững về môi trường được hiểu là sự khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên; đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành [5]; có thể bao hàm cả sự bền vững về công nghệ thông qua việc áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ không gây ô nhiễm, công nghệ thân thiện với môi trường. Điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng nêu rõ: “BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân”. Đồng thời, “Hoạt động BVMT là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với BĐKH” (Khoản 2, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Tổ chức, theo quy định được hiểu bao gồm các loại hình doanh nghiệp (DN), có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động BVMT theo quy định của pháp luật. Như vậy, ứng phó với BĐKH là một trong những hoạt động BVMT mà DN có trách nhiệm phải thực hiện. Đây cũng được xem là cách tiếp cận CSR ở khía cạnh môi trường, một trong ba yếu tố cấu thành CSR, ngày càng được đề cao trước những thay đổi của môi trường và khí hậu [7]. Theo đó, để đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra, DN đóng vai trò là một trong những chủ thể quan trọng. 2. Pháp luật về CSR trong ứng phó với BĐKH Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 dành một chương riêng, Chương VII gồm 6 điều, từ Điều 91 đến Điều 96 quy định về ứng phó với BĐKH. Về khái niệm, “ứng phó với BĐKH là hoạt động của con người nhằm thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK” (Khoản 32, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Khái niệm này được đề cập lần đầu trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và nay tiếp tục được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Về thích ứng với BĐKH, điều 90 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa: “thích ứng với BĐKH là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH và tận dụng cơ hội do BĐKH mang lại” (Điều 90, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020); trong khi đó, giảm nhẹ phát thải KNK được hiểu là “hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải KNK, tăng cường hấp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng xanh Thúc đẩy tăng trưởng xanh Phát triển bền vững Biến đổi khí hậu Giảm thiểu ô nhiễm môi trường Kinh tế xanhTài liệu liên quan:
-
342 trang 350 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 327 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 321 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 289 0 0 -
95 trang 271 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 213 0 0 -
13 trang 210 0 0
-
9 trang 208 0 0