Thông tin tài liệu:
Dù không quá nguy hiểm nhưng để chứng táo bónhoành hành thì không dễ chịu chút nào. Nhắc đến táobón, người ta sẽ nghĩ ngay đến chế độ ăn ít xơ, khônguống đủ nước, ít vận động... nhưng đôi khi có nhữngnguyên nhân ít được biết đến khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Táo bón: chuyện nhỏ nhưng chớ bỏ qua Táo bón: chuyện nhỏnhưng chớ bỏ quaDù không quá nguy hiểm nhưng để chứng táo bónhoành hành thì không dễ chịu chút nào. Nhắc đến táobón, người ta sẽ nghĩ ngay đến chế độ ăn ít xơ, khônguống đủ nước, ít vận động... nhưng đôi khi có nhữngnguyên nhân ít được biết đến khác. Suy tuyến giáp: Việc giảm hoạt động của tuyến giáp làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơthể, tất nhiên trong đó có hoạt động của ruột. “Không phảiai có tuyến giáp kém là bị táo bón, nhưng nếu người trẻmà thấy tình trạng này đáng quan tâm thì nên kiểm tratuyến giáp”, Carla H. Ginsburg, trợ giảng tại trường YHarvard ở Boston, Mỹ cho hay.Thuốc giảm đau: Đặc biệt là thuốc có thành phầnnarcotic (dạng thuốc gây ngủ hoặc có ảnh hưởng về tinhthần như ma túy) khi xuất hiện nhiều ở đường tiêu hóa sẽkhiến cho hoạt động bị ngưng trệ. Thường các bác sỹ kêđơn bổ sung uống kèm với một loại thuốc nhuận tràng. Đãcó một số nghiên cứu tìm thấy người dùng thuốc giảmđau mãn tính như aspirin hay ibuprofen có nguy cơ bị táobón cao hơn.Vitamin: Vitamin nói chung không vấn đề gì nhưng thànhphần như canxi và sắt thì nên thận trọng. Bởi vậy, mọingười chỉ nên uống sắt (hoặc canxi) trừ khi họ thực sựcần nó.Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Việc kích thích nhu độngruột về nguyên tắc chỉ được làm theo chỉ định. Nếu sửdụng thời gian dài, hoạt động của ruột sẽ trở nên bị phụthuộc, có thể không vận hành đúng khi thiếu thuốc. Tómlại là không dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc nhuậntràng lâu hơn chỉ dẫn của sản phẩm hoặc đơn bác sĩ.Uống quá nhiều sữa: Một chế độ ăn nhiều sữa, với thựcphẩm ít xơ, nhiều chất béo như trứng và thịt có thể làmchậm đường tiêu hóa. Rõ ràng là cần cắt giảm đồ ănnhanh và thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường ăn rauquả, salat để tăng hàm lượng chất xơ.Trầm cảm: Cũng giống như suy giáp, trầm cảm gây ra sựsuy giảm chung của các quá trình bình thường trong cơthể, do đó cũng có thể ảnh hưởng đến ruột. Không may làthuốc điều trị trầm cảm cũng có tác dụng phụ là có thể gâytáo bón.Huyết áp và thuốc dị ứng: Táo bón có thể là tác dụngphụ của một số loại thuốc điều trị huyết áp cao. Chẳnghạn thuốc lợi tiểu làm giảm huyết áp nhưng cơ thể có thểmất đi lượng nước cần thiết để giữ cho phân mềm và giúpchúng đào thải ra khỏi cơ thể. Thuốc kháng histaminedùng để điều trị các triệu chứng dị ứng cũng có thể gâynên vấn đề này.Bệnh viêm ruột: Viêm đường ruột gây ra triệu chứng nhưchuột rút, giảm cân, phân có máu, và các vấn đề sức khỏekhác. Người bị viêm đường ruột có thể bị tiêu chảy mãntính, cũng có thể bị táo bón. Tuy nhiên nếu chỉ bị táo bónmà không có các triệu chứng khác thì khó có thể do viêmđường ruột.Thai kỳ và sau khi sinh. Táo bón là hiện tượng phổ biếntrong thai kỳ nhưng sản phụ cũng có thể gặp phải vấn đềnày do cơ bụng hoạt động chậm, cũng có thể do dùngthuốc giảm đau hoặc gây mê khi sinh con.Bệnh tiểu đường và thần kinh: Bệnh đái tháo đườnggây tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năngtiêu hóa thức ăn. Vì thế, nếu thường xuyên bị táo bón thìcó lý do hợp lý để xét nghiệm máu. Lưu ý khác là cácbệnh thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinsoncũng có thể gây táo bón, đi kèm với các triệu chứng khácnhư khó tiểu, nhìn một hóa hai…