Danh mục

Tảo đơn bào thuộc Tảo lục (Chlorophyta)

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 15.33 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tảo lục đơn bào có chứa chlorophyl a và b, xanthophyll. Hình thái rất khác nhau, có loại đơn bào, có loại thành nhóm (định hình hay phi định hình), có loại dạng sợi, có loại dạng màng, có loại dạng ống...Phần lớn có màu lục như cỏ. Sắc lạp (chromoplast) có thể có hình phiến, hình dải, hình lưới, hình trụ, hình cốc, hình sao...Thường có 2-6 thylakoid xếp chồng lên nhau. Phần lớn có 1 hay nhiều pyrenoid nằm trong sắc lạp. Nhiệm vụ chủ yếu của pyranoid là tổng hợp tinh bột. Trên sắc lạp của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tảo đơn bào thuộc Tảo lục (Chlorophyta) Tảo đơn bào thuộc Tảo lục (Chlorophyta)Tảo lục đơn bào có chứa chlorophyl a và b, xanthophyll. Hình thái rất khác nhau,có loại đơn bào, có loại thành nhóm (định hình hay phi định hình), có loại dạngsợi, có loại dạng màng, có loại dạng ống...Phần lớn có màu lục như cỏ. Sắc lạp(chromoplast) có thể có hình phiến, hình dải, hình lưới, hình trụ, hình cốc, hìnhsao...Thường có 2-6 thylakoid xếp chồng lên nhau. Phần lớn có 1 hay nhiềupyrenoid nằm trong sắc lạp. Nhiệm vụ chủ yếu của pyranoid là tổng hợp tinh bột.Trên sắc lạp của lục tảo đơn bào hay tế bào sinh sản di động thường có điểm mắt(stigma hay redeyespot) màu đỏ. Phần lớn tế bào di động của lục tảo có sợi lôngroi (tiên mao) dài bằng nhau và trơn nhẵn (gọi là Isokontan). Một số loại lông roiráp vì có lông nhỏ trên mặt. Có loại trên bề mặt lông roi có 1 hay vài tầng vẩy nhỏ(scale). Lông roi của tế bào di động ở tảo lục thường có 2 sợi, một số ít có 4 sợi, 8sợi hay nhiều hơn. Cũng có khi chỉ có 1 sợi lông roi. Phần lớn tế bào tảo lục có 1nhân. Một số ít có nhiều nhân (coenocytic).Th ành tế bào của tảo lục chủ yếu chứacellulose, một số ít chứa xylan hoặc mannan. Tảo lục có 3 loại phương thức sinh sản : - Sinh sản sinh dưỡng: phân cắt tế bào, phân cắt từng đoạn tảo - Sinh sản vô tính: hình thành các loại bào tử vô tính, như Bào tử tĩnh(Aplanospore), Bào tử động (Zoospore), Bào tử tự thân (Autosporre), Bào tử màngdầy (Akinet) - Sinh sản hữu tính: có Đẳng giao (homogamy), Dị giao (heterogamy) vànoãn giao (oögamy). Theo tài liệu phân loại của H.C.Bold , M.J. Wynne (Introduction to Algae,Prentice Hall Inc., 1985) thì ngành Tảo lục (Chlorophyta) chỉ gồm 1 lớp làChlorophyceae, trong đó có 16 bộ. Tiến hóa của các bộ trong ngành Tảo lục theo Prescott (1968) có thể trìnhbày như sau: Vi tảo thường thuộc về 2 bộ là Volvocales và Chlorococcales: Bộ Volvocales gồm các vi tảo có lông roi , đơn bào hay thành nhóm , códạng phân cắt bắc cầu (desmoschisis) Bộ Chlorococcales gồm các vi tảo không có tiên mao, đơn bào hay thànhnhóm , có dạng phân cắt tách rời (eleutheroschisis) Vi tảo trong bộ Volvocales là những đơn bào di động hay những nhóm diđộng đa bào có hình dạng nhất định. Quần thể tế bào là bội số của 2. Tế bào dinhdưỡng có lông roi, di động tự do. Tế bào hình cầu, hình trứng, hình tim, hình bầudục, hình viên trụ, hình thoi... cũng có loại có hình vô quy tắc. Một số loài khôngcó thành tế bào, chỉ là khối nguyên sinh chất trần. Phần lớn có thành tế bào vữngchãi- tầng trong là cellulose, tầng ngoài là pectin. Một số loại có bao keo liên kếtcác tế bào thành quần thể. Tế bào thường có 2 lông roi dài bằng nhau, một số ít có4 lông roi, một số rất ít có 1, 6 hay 8 lông roi. Tế bào có 1 hay nhiều sắc lạp,thường có hình chén, cũng có thể có hình phiến, hình đĩa , hình sao. Rất ít loài vômàu. Sắc lạp có 1 hay vài pyrenoid. Thường có điểm mắt ở một phía phần trên củatế bào, một số ít có điểm mắt ở giữa hay ở cuối tế bào. Tế bào dinh dưỡng có nhânđơn bội. Khi sinh sản vô tính mỗi tế bào mất đi lông roi, nguyên sinh chất trong tếbào bắt đầu phân cắt tạo ra 2,4,8,19 tế bào. Trong điều kiện môi trường bất lợilông roi mất đi hay co lại, đình chỉ di động. tế bào tiết ra một tầng keo sau đó phâncắt liên tiếp tạo ra một quần thể keo, đa bào, vô định hình, đó là giai đoạn quầnthể keo (palmella stage). Khi môi tr ường thích hợp trở lại thì mọc ra lông roi,chuyển sang giai đoạn di động. Các loài nguyên thủy thì mỗi tế bào đều có thểsinh ra quần thể con. Ở các loài đã phân hóa thành tế bào dinh dưỡng và tế bàosinh sản thì chỉ có tế bào sinh sản mới có thể sinh ra quần thể con. Khi sinh sản hữu tính có loại đẳng giao, dị giao hay noãn giao. Sau khi giaotử kết hợp sẽ hình thành hợp tử. Hợp tử nảy mầm sẽ sinh ra tế bào con hay quầnthể con. Sinh sản hữu tính ở vi tảo Chlamydomonas Trong bộ Volvales có cả thảy 6 họ, đều là vi tảo. Đáng chú ý là các chiDunaliella, Tetraselmis, Haematococcus, Chlamydomonas... Tảo thuộc bộ Chlorococcales là các tảo lục đơn bào hay quần thể không diđộng. Tế bào có thể có hình cầu, hình thoi, hình đa giác. Sắc lạp chỉ có 1 haynhiều, hình chén, hình phiến,đĩa hay hình lưới. Có 1, nhiều hay không cópyranoid., Tế bào 1 nhân , có lúc có nhiều nhân. Các chi có nhiều ứng dụng thựctiễn là Chlorella,Scenedesmus,... Dưới đây là hình vẽ một số đại diện vi tảo trong Tảo lục (theo http://www.thallobionta.szm.sk ):1 Dunaliella salina, 2 Chlamydomonas debaryana, 3 Chloromonas tatrae,4 Chlorogonium elongatum,5 Phacotus lenticularis, 6 Polytoma uvella,7 Carteria turfosa, 8 Haematococcus pluvialis, 9 Coccomonas orbicularis1 Gonium sociale, 2 Eudorina elegans, 3 Volvox aureus, 4 Pandorina morum1 Schizochlamys gelatinosa, 2 ...

Tài liệu được xem nhiều: