Danh mục

Tạo thuận lợi thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.94 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung tìm hiểu về Tạo thuận lợi thương mại, đánh giá các yếu tố tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp tăng cường tạo thuận lợi thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế... Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạo thuận lợi thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRADE FACILITATION IN ORDER TO RAISE COMPARATIVE CAPACITY IN INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn Trường Đại học Hải PhòngTóm tắt Tạo thuận lợi thương mại là biện pháp được quốc gia áp dụng nhằmđơn giản hoávà hài hoà hoá các thủ tục thương mại qua biên giới, giúp các doanh nghiệp giảm thờigian và chi phí trong hoạt động xuất nhập khẩu. Khi những đòn bẩy cho thương mại quốctế từ cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế không còn nhiều tác dụng, thì tạothuận lợi thương mại là giải pháp giúp gia tăng dòng lưu chuyển hàng hoá giữa các quốcgia. Việc thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO cùng các cam kết tạothuận lợi thương mại trong các FTA mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết trong nhữngnăm gần đây đòi hỏi phải có những nỗ lực và giải pháp tích cực từ Chính phủ, các bộ,ngành và địa phương. Bài viết tập trung tìm hiểu về Tạo thuận lợi thương mại, đánh giácác yếu tố tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp tăng cườngtạo thuận lợi thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốctế…Từ khoá: Tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam, Hội nhập, Thương mại qua biên giới, TFAAbtrast Trade facilitation is measures applied to simplify and harmonize cross-bordertrade procedure. It helps firms to reduce time and cut cost in both exports and imports.While tax reduction and non-tariff trade barriers elimination become less effective, tradefacilitation promote trade across nations. The implementations of WTO Trade FacilitationAgreement (TFA) and commitments to facilitate trade in FTAs negotiated and signed byVietnam recently require great efforts and measures from the government, state agenciesand local authorities. This paper investigates Trade facilitation, evaluates factorsfacilitating trade in Vietnam and proposes some measures to facilitate trade in order toraise comparative capacity in international economic integration…Keywords: Trade Facilitation, Vietnam, Integration, Trade across border, TFANỘI DUNG1. Đặt vấn đề Tự do hóa thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho kinh tếViệt Nam, đặc biệt là ngoại thương có sự tăng trưởng đều đặn hàng năm trong hơn 20 nămqua.Bằng việc tham gia AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã ghi mốc dấu quan trọng đầutiên cho giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹđược ký kết năm 2001 và việc trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1/2007 503đã mở ra giai đoạn hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Cùng vớihàng loạt các Hiệp định Thương mại (FTA) song phương và đa phương được đàm phán vàký kết, Việt Nam trở thành điểm giao thoa của hàng loạt khối tự do kinh tế. Các cam kếtmở rộng tự do hóa thương mại được thực hiện với việc cắt giảm sâu về thuế quan, xóa bỏcác rào cản phi thuế quan đã làm gia tăng độ mở của nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăngtrưởng ngoại thương và thu hút FDI. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơnvào xuất khẩu và thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi các mức cắt giảm thuế quan và rào cản phi thuế đạt đến độ bão hòa,thì hiệu lực của các đòn bẩy này sẽ giảm dần hiệu lực. Tự do hóa thương mại nhằm tăngtrưởng ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cần tập trung vào cácyếu tố khác, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho thương mại. Thuận lợi hóa thươngmại trở thành yếu tố sống còn trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,thu hút đầu tưsản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO và cácFTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết trong những năm gần đây đềudành một phần quan trọng để thỏa thuận về Tạo thuận lợi thương mại cùng các vấn đề liênquan. Việt Nam cũng đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA)của WTO và ban hành kế hoạch chuẩn bị và triển khai TFA ở Việt Nam. Tuy nhiên, TFAvà các thỏa thuận về tạo thuận lợi thương mại trong các FTA chủ yếu đề cập đến các vấnđề về quy định pháp lý, tiếp cận thông tin và tính minh bạch, thủ tục hải quan đối với hànghóa - môi trường mềm cho thương mại. Để thuận lợi hóa thương mại, cần cải thiện cảmôi trường cứng - hạ tầng giao thông và logistic cùng với hình thành chuỗi cung ứng nộiđịa có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và xuất khẩu. Thuận lợi hóathương mại đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để có thể nâng cao năng lực cạnhtranh, thu nhận những lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế.2. Tạo thuận lợi thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế2.1. Khái qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: