Danh mục

Tập bài giảng Bóng bàn - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng "Bóng bàn - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" trình bày các nội dung chính sau đây: Lý thuyết; Học kỹ thuật vụt nhanh thuận tay và trái tay; Học kỹ thuật giao bóng thuận tay xoáy lên; Học kỹ thuật líp bóng thuận tay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Bóng bàn - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓATRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG BÓNG BÀN Table tennis (Dành cho sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao) Giảng viên soạn : Nguyễn Thanh Tâm Bộ môn : Quản lý thể dục thể thao Khoa : Quản lý thể thao Mã học phần : QTT017 THANH HÓA, NĂM 2018 1 TẬP BÀI GIẢNG MÔN BÓNG BÀN ------------------------------1. Mục tiêu và yêu cầu của học phần: 1.1. Mục tiêu tổng quát: Học phần trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về lịch sử và quátrình phát triển môn bóng bàn, lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ chiến thuật cơbản của môn bóng bàn, phương pháp quản lý, huấn luyện, tuyển chọn vận độngviên, luật thi đấu bóng bàn, cách tổ chức và làm trọng tài bóng bàn. 1.2. Mục tiêu cụ thể: Kiến thức - Hiểu rõ nguồn gốc, sự phát triển, đặc điểm và ý nghĩa tác dụng của mônbóng bàn. - Nắm vững những kỹ thuật và chiến thuật bóng bàn theo quy định củachương trình. - Biết được phương pháp quản lý, huấn luyện bóng bàn, tuyển chọn vậnđộng viên, tổ chức thi đấu và trọng tài bóng bàn. Kỹ năng: - Thực hiện được tương đối tốt các động tác kỹ thuật môn bóng bàn. - Tổ chức huấn luyện, thi đấu và trọng tài bóng bàn2. Cấu trúc tổng quát học phần:2.1. Tín chỉ 1: Lý thuyết và thực hành kỹ thuật bóng bàn2.1.1. Danh mục tên bài giảng: Bài 1: Lý thuyết Bài 2: Học kỹ thuật vụt nhanh thuận tay và trái tay Bài 3: Học kỹ thuật giao bóng thuận tay xoáy lên Bài 4: Học kỹ thuật líp bóng thuận tay2.1.2. Số tiết học có GV hướng dẫn: 15 22.1.3. Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 152.1.4. Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 302.2. Tín chỉ 2: Thực hành kỹ thuật bóng bàn2.2.1. Danh mục tên bài giảng: Bài 1: Học kỹ thuật gò bóng thuận tay và trái tay Bài 2: Học kỹ thuật giao bóng xoáy xuống thuận tay và trái tay2.2.2. Số tiết học có GV hướng dẫn: 152.2.3. Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 152.2.4. Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 303. Nội dung chi tiết bài giảng:3.1. Tín chỉ 1: Lý thuyết và thực hành bóng bàn3.1.1. Bài 1: Lý thuyết môn bóng bàn3.1.1.1. Phần mở đầu tiếp cận bài- GV giới thiệu bài học.3.1.1.2. Phần kiến thức, kỹ thuật căn bản: LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN* Những ý kiến về sự ra đời môn bóng bàn: Bóng bàn là một môn thể thao có từ lâu đời và được mọi người yêu thích.Về nguồn gốc của nó hiện có nhiều quan điểm khác nhau. Có nhiều ý kiến khácnhau về sự xuất hiện của môn bóng bàn: - Có người cho rằng bóng bàn từ quần vợt cải biên chơi trên bàn ăn, lướimắc vào thành ghế. Vì vậy còn gọi là quần vợt trên bàn (Tennis de table). - Khoảng 1895 cũng lối chơi như trên nhưng đánh bóng bằng nhựa, bóngnhựa dần dần phổ biến. Tiếng bóng nảy kêu “Ping - Pong, Ping - Pong”. Do đóbóng bàn có thêm tên mới là “Ping - Pong”. - Có người cho rằng bóng bàn xuất hiện sớm hơn quần vợt. Theo ông Kê-Len (Hungari), cách đây gần 2000 năm trong cung đình của Nhật Bản đã có trò 3chơi đá cầu lông. Bóng bàn từ trò chơi này biến đổi thành. - Cũng có người cho rằng bóng bàn đầu tiên lưu hành ở cung đình Anh vàĐức. Nghe nói có lần Nữ hoàng Anh tặng quà cho vua Đức những dụng cụ chơibóng bàn. Sau đó từ cung đình lưu truyền ra dân chúng. Dần dần thành trò chơigiải trí ở Châu Âu. - Theo ông I-van-ốp (Liên xô) trong cuốn sách về huấn luyện bóng bàncủa ông có viết: “Đầu thế kỷ 19 trong một số trí thức ở Mat-xcơ-va và Lênin-grát chơi trò chơi có dụng cụ căng bằng dây và bóng bằng Li-e có cắm lông”. Từđó dần dần biến thành trò chơi trong nhà, dùng gỗ làm vợt đánh qua lại giữa 2cái bàn, sau này ghép 2 bàn lại với nhau có lưới bằng sợi. Đó là tiền thân củabóng bàn. - Theo ông Mông-Ta-Gu, chủ tịch hiệp hội bóng bàn thế giới. Năm 1880có công ty bán dụng cụ TDTT ở Anh bán những thiết bị bóng bàn. Nên Bóngbàn ra đời khoảng 1880 ở Anh là tương đối chính xác. Ngoài ra tài liệu lịch sử TDTT các nước cũng không có tư liệu nào nói vềbóng bàn ra đời sớm hơn năm 1880.* Bóng bàn qua các giai đoạn phát triển: Sự phát triển môn bóng bàn phụ thuộc vào sự cải tiến của thiết bị dụng cụvà những qui định về cách thức chơi. Tuy nhiên đến năm 1959 mới có quy địnhchính thức về qui cách của vợt. Quá trình cải tiến của vợt cũng ảnh hưởng rấtlớn đến việc hình thành và hoàn thiện kỹ thuật mới. + Lúc đầu sử dụng vợt gỗ, do bề mặt cứng, trơn nhẵn nên độ ma sát ít,năng lực khống chế bóng kém, do đó sử dụng kỹ thuật chặn, đẩy là chính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: