Danh mục

Những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động đối với sinh viên ngành quản lý thể dục thể thao

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 436.57 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên việc thay đổi chất lượng đào tạo nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nói chung và yêu cầu của người sử dụng lao động nói riêng. Vì vậy, người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chất lượng đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động đối với sinh viên ngành quản lý thể dục thể thao LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… NHỮNG YÊU CẦU CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO PGS.TS. Đặng Hà Việt PGS.TS. Nguyễn Hoàng Minh Thuận 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học đóng vai trò cung cấp những kiến thức và kỹ năng cho sinh viên (SV) tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động. Các trường đại học phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cung cấp các kỹ năng phù hợp để sinh viên tốt nghiệp có thể giải quyết tốt các yêu cầu của người sử dụng lao động. Trong những năm qua, các trường đại học đã có những thay đổi chương trình đào tạo, qua nghiên cứu cho thấy, yêu cầu của người sử dụng lao động có ảnh hưởng mạnh đến việc thay đổi cấu trúc và nội dung chất lượng đào tạo. Việc thay đổi chất lượng đào tạo nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nói chung và yêu cầu của người sử dụng lao động nói riêng. Vì vậy, người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chất lượng đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội. Những năm gần đây tình trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung và SV ngành Quản lý Thể dục thể thao (QLTDTT) nói riêng sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm việc không phù hợp với chuyên môn đào tạo có xu hướng tăng lên. Theo số liệu khảo sát của dự án giáo dục đại học về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp thì trong khoảng 200.000 sinh viên ra trường hàng năm chỉ có 30% đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, 45-62% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong đó chỉ có 30% là làm đúng ngành nghề đào tạo. Phần lớn SV sau khi ra trường phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc rất khó khăn khi tìm việc bởi không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để SV nói chung cũng như SV ngành QLTDTT ra trường thích ứng ngay với môi trường công việc và có thể vận dụng tốt nhất các kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo. Trên thực tế, việc đưa ra những yêu cầu tuyển chọn ứng viên còn tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của mỗi công ty mà nảy sinh nhu cầu tuyển nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay nếu sinh viên chỉ giỏi chuyên môn thôi là chưa đủ mà phải cần có những kỹ năng, thái độ thiết yếu đối với công việc. Do đó, việc tìm hiểu các đánh giá, cũng như yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động dành cho SV là việc làm cần thiết nhằm cung cấp cho SV các cơ sở khoa học khách quan để có định hướng tốt hơn trong việc trang bị các kỹ năng phù hợp với các yêu cầu của nhà tuyển dụng khi tốt nghiệp 342 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ra trường. Mặt khác, nó cũng cung cấp các thông tin tham khảo quan trọng cho các đơn vị đào tạo trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo gắn với với thực tiễn nhu cầu xã hội và nhu cầu học tập của SV trong giai đoạn hiện nay. 2. THỰC TRẠNG YÊU CẦU CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QLTDTT 2.1. Đánh giá của các đơn vị sử dụng lao động về sinh viên ngành QLTDTT 2.1.1. Thông tin chung về các đơn vị sử dụng lao động  Loại hình hoạt động của đơn vị sử dụng lao động Loại hình hoạt động của các đơn vị có SV Khoa đang làm việc có đến 58.3% là thuộc “Nhà nước”, 26.7% là hoạt động theo hình thức “Cổ phần”, 13.3% theo hình thức “Trách nhiệm hữu hạn” và cuối cùng có 1.7 % theo hình thức “Liên danh”. 1.7% 13.3% Liên doanh Trách nhiệm hữu hạn 58.3% 26.7% Cổ phần Nhà nước Biểu đồ 1. Loại hình hoạt động của đơn vị sử dụng lao động  Lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động Chỉ có 51.7 % cựu SV làm việc tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực TDTT, 18.3 % là trong lĩnh vực giáo dục. Các lĩnh vực còn lại được trình bày trong biểu đồ 2.2. 3.3% 10% Tư vấn, thiết kế Sản xuất kinh doanh 16.7% 51.7% Dịch vụ 18.3% Giáo dục Thể dục thể thao Biểu đồ 2. Lĩnh vực hoạt động của đơn vị sử dụng lao động 343 LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… 2.1.2. Vị trí làm việc của sinh viên Khoa tại các đơn vị sử dụng lao động Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 73.3% SV đang làm theo “Vị trí độc lập”, chỉ có 20 % được làm “Quản lý”, còn lại 6.7% làm vị trí “Tư vấn”. 6.7% Tư vấn 20% Quản lý Vị trí độc lập 73.3% Biểu đồ 3. Vị trí làm việc của sinh viên tại các đơn vị sử dụng lao động 2.1.3. Thời gian làm việc của sinh viên tại các đơn vị sử dụng lao động Có đến 61.7 % SV đã làm việc được từ 6 -12 tháng tại các đơn vị sử dụng lao động, thời gian trên 2 năm chỉ có 21.7%, còn lại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: