Danh mục

Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 4: Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 4: Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng đề cấp về các nội dung chi tiết về: Hệ thống ngân hàng (sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng, ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại ), các tổ chức tài chính phi ngân hàng (khái niệm, vai trò, các loại hình trung gian tài chính phi ngân hàng).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 4: Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng Ngày 21/04/2006 trả 40 triệu đồng Ngày 21/05/2006 trả 20 triệu đồng Ngày 30/06/2006 trả 60 triệu đồng Yêu cầu: Hãy tính số tiền lãi mà xí nghiệp M phải trả cho NHTM Y theo phương pháp lãi đơn. Giải: m ∑Dj.nj.i Cách 1: Ta có: Iđ = j=1 = (10%/360).(120.20 + 80.30 + 60.40) = 2 triệu đồng m ∑Cj.tj.i Cách 2: Ta có: Iđ = j=1 = (10%/360).(40.20 + 20.50 + 60.90) = 2 triệu đồng Vậy số lãi mà xí nghiệp M phải trả cho NHTM Y là 2 triệu đồng. Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng hình thức cho vay luân chuyển: Cho vay luân chuyển là hình thức cho vay mà ngân hàng căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng quy định một hạn mức tín dụng cho một kỳ hạn nhất định. Trong kỳ, doanh nghiệp được phép vay và trả nợ nhiều lần nhưng số dư nợ không được vượt hạn mức tín dụng, mỗi lần vay và trả nợ doanh nghiệp không trả lãi mà chỉ trả lãi một lần vào cuối kỳ hạn. Công thức: Iđ = D.ik ik: Lãi suất theo kỳ (%) D : Số dư nợ bình quân một ngày trong kỳ m ∑Dj.nj j=1 = D m ∑nj j=1 Dj: Số dư nợ phát sinh tại thời điểm j nj: Thời gian tồn tại số dự nợ Dj http://www.ebook.edu.vn -49- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng m ∑nj: Tổng số ngày trong kỳ (Trường hợp ngân hàng tính số j=1 ngày trong kỳ theo số ngày thực tế). Nếu ngân hàng tính theo số ngày trong kỳ theo số ngày quy ước thì tổng số ngày trong kỳ là số ngày quy ước của kỳ hạn đó. Ví dụ 3: Có tình hình vay và trả nợ của Doanh nghiệp C tại NHTM Z trong quý I năm 2007 như sau (ĐVT: Triệu đồng) - Vay: + Ngày 01/01: 100 + Ngày 14/02: 50 - Trả: + Ngày 11/01: 30 + Ngày 26/03: 60 Biết rằng: Lãi suất tại NHTM Z là 5%/quý Yêu cầu: Hãy tính số lãi mà Doanh nghiệp C phải trả cho NHTM Z trong quý I năm 2007? Giải: Ta có dư nợ bình quân một ngày trong kỳ m ∑Dj.nj 100x10+70x34+120x40+60x6 j=1 = = 94,89 triệu đồng = D m ∑nj 90 j=1 Ta có: Iđ = D.ik = 94,89.5% = 4,74 triệu đồng Vậy số lãi mà Doanh nghiệp C phải trả cho NHTM Z trong quý I năm 2007 là 4,74 triệu đồng 2. Lãi kép Nếu lãi của một khoản vốn vay nào đó được cộng vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo và cứ như vay cho đến kỳ hạn cuối cùng của thời hạn đầu tư thì số lãi đó gọi là lãi kép. Công thức Ik = V[(1 + i)n - 1] Chú thích: Ik: Số lãi kép V: Số vốn ban đầu i: Lãi suất (%) n: Thời hạn hay số kỳ hạn http://www.ebook.edu.vn -50- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng Ví dụ: Bà B gửi số tiền 100 triệu đồng vào NHTM X, thời hạn 5 năm với lãi suất là 20%/năm. Hãy tính số lãi mà Bà B nhận được sau 5 năm? Cho biết: V = 100 triệu đồng i = 20%/năm = 0,2 n = 5 năm Ta có: Ik = V[(1 + i)n - 1] = 100[(1 + 0,2)5 - 1] = 10,41 triệu đồng Vậy số lãi mà Bà B nhận được sau 5 năm là 10,41triệu đồng. http://www.ebook.edu.vn -51- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng Chương 4: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG I. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Hoạt động ngân hàng với các nghiệp vụ truyền thống nhận gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng ra đời khi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá của xã hội đã phát triển ở mức độ cao. Quá trình hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng vá sự ra đời một ngân hàng hoàn chỉnh kéo dài hàng nghìn năm, bắt đầu từ hoạt động ngân hàng sơ khai vào khoảng 3500 năm TCN cùng với sự khởi đầu của các thiết chế tổ chức xã hội. Có thể chia quá trình phát triển ngân hàng phát triển thành các giai đoạn chủ yếu sau: 1.1. Thời kỳ hoạt động các ngân hàng sơ khai Từ năm 3500 TCN đến 1800 TCN là giai đoạn của các ngân hàng sơ khai. Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền vàng và các tài sản có giá trị khác được thực hiện bởi các nhà thợ vàng, các lãnh chúa, nhà thờ. Người gửi tiền được nhận lại một tờ biên lai làm căn cứ để xác định quyền sở hữu và trả lệ phí gửi tiền. Dần dần những người gửi tiền nhận ra rằng thay vì sử dụng tiền kim loại vốn khó bảo quản và vận chuyển khó khăn, họ có thể sử dụng các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu vàng để thanh toán. Người nhận các chứng thư này không gặp khó khăn gì trong việc chuyển chúng sang tiền mặt. Việc thanh toán dễ dàng ...

Tài liệu được xem nhiều: