Danh mục

Tập bài giảng Quản trị nhân lực (Ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành): Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.17 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 tập bài giảng "Quản trị nhân lực (Ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành)" tiếp tục trình bày các nội dung về: Tạo động lực trong lao động; Đánh giá thực hiện công việc nhân viên; Thù lao lao động. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Quản trị nhân lực (Ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành): Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Chương 5: Tạo động lực trong lao động5.1. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động5.1.1. Khái niệm động lực và tạo động lực lao động Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có nhữngnhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc rất nhiềuvào cách thức và phương pháp mà những người quản lý sử dụng để tạođộng lực cho nhân viên. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của ngườilao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêucủa tổ chức. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạtđộng đồng thời trong con người và trong môi trường sống và làm việccủa con người. Do đó, hành vi có động lực (hay hành vi được thúcđẩy, được khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kếthợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo,cấu trúc của tổ chức và các chính sách về nhân lực cũng như sự thựchiện các chính sách đó. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao độngcũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc chochính họ, chẳng hạn: nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị… Tạo động lực lao động là sự vận dụng một hệ thống chínhsách, biện pháp, cách thức quản lý tác động tới người lao động làmcho họ có động lực trong công việc, làm cho họ hài lòng hơn với côngviệc và mong muốn được đóng góp cho tổ chức.5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động Động lực làm việc thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược nhauđó là tích cực và tiêu cực. Người lao động có động lực tích cực thì sẽcó tâm lý làm việc tốt, lành mạnh đồng thời góp phần làm cho doanhnghiệp ngày càng trở nên phát triển, bền vữnghơn.Về phía người laođộng Nhân tố này xuất hiện trong chính bản thân con người và sự xuấthiện của nó đã thúc đẩy con người làm việc. Nó bao gồm:– Lợi ích của con người: lợi ích là mức độ thỏa mãn của nhu cầu. Nếukhông có nhu cầu thì cũng sẽ không có những hành động để thỏa mãnnhu cầu đó và cũng không có lợi ích được tạo ra. Khi đứng trước mộtnhu cầu về vật chất hay tinh thần, con người sẽ nỗ lực làm việc, nhucầu càng cao động lực tạo ra càng lớn tức là lợi ích đạt được càngnhiều.– Mục tiêu cá nhân: là những điều mà mỗi cá nhân mong đợi. Mụctiêu này là khác nhau ở mỗi cá nhân và mỗi người có những cách thứckhác nhau để đạt được nó. Sức mạnh thực tế của hệ thống mục tiêu từtrên xuống này là sự phù hợp với các mục đích cao nhất của tổ chức.Mọi nhân viên cần hiểu được mục tiêu cho phép của mình cũng nhưhiểu được mục tiêu đó sẽ hỗ trợ mục tiêu chiến lược của tổ chức. Vìvậy, sự phù hợp mục tiêu cho phép tập trung mọi sức mạnh của tổchức vào những điều có ý nghĩa quan trọng nhất. Đôi khi, việc phânbố mục tiêu từ trên xuống sẽ không thực tế, vì khó có thể bao quáttoàn bộ mối quan tâm và đóng góp tiềm tàng của nhân viên. Điều nàyảnh hưởng rất lớn đến việc tạo động lực phù hợp cho từng nhân viêntrong tổ chức.– Thái độ cá nhân: là cách nhìn nhận của từng cá nhân về công việc cụthể của họ. Từ đó, chúng ta có thể biết được thấy được người đó yêuthích hay ghét, bằng lòng hay không bằng lòng với công việc của họ.Tùy từng trạng thái tâm lý này mà động lực tạo ra cho người lao độnglà nhiều hay ít. Đơn giản là người lao động luôn cố gắng với những gìmà họ yêu thích và điều này ngược lại ở những việc mà họ có thái độtiêu cực.= Năng lực của cá nhân: là kiến thức chuyên môn của người lao độngvề công việc của họ. Năng lực có thể tạo ra động lực giúp họ hoànhthành công việc nhanh chóng và kết quả tốt hơn. Tuy nhiên nếu ngườilao động không có năng lực thì điều tất yếu xảy ra là người đó dễ dẫnđến chán nản, không muốn làm. Như vậy nâng cao năng lực cá nhâncũng là cách thức để tạo ra động lực để thực thi công việc.– Thâm niên – kinh nghiệm: khi người lao động đã công tác lâu năm lẽdĩ nhiên là người đó mong muốn nhận được mức lương và những cơchế khuyến khích phù hợp. Chủ yếu nhân tố này sử dụng trong việctính lương, thưởng cho nhân viên. Chính vì vậy, nó cũng góp phầnquan trọng trong việc tạo ra động lực thúc đẩy người lao động gắn bólàm việc trong tổ chức.Môi trường làm việc– Văn hóa doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trịvăn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triểncủa một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tậpquán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chiphối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanhnghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặctrưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩmcủa những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhucầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọingười làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: