Thông tin tài liệu:
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản: Số 2/2017 thông tin đến quý độc giả các bài viết đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật do tiêu thụ thực phẩm ở các hàng quán xung quanh Trường Đại học Nha Trang; sự biến đổi chất lượng của rong nho khô nguyên thể trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường; nghiên cứu thay thế một phần thức ăn tươi sống bằng thức ăn tổng hợp trong nuôi vỗ tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) bố mẹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản: Số 2/2017
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
MUÏC LUÏC
THÔNG BÁO KHOA HỌC
Đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật do tiêu thụ thực phẩm ở các hàng quán xung 3
quanh Trường Đại học Nha Trang
Nguyễn Thuần Anh
Ảnh hưởng của quá trình chế biến lên chất lượng đồ uống giàu Polyphenol từ thân cây ngô 12
Lê Tuấn Anh, Đặng Xuân Cường, Vũ Ngọc Bội
Sự biến đổi chất lượng của rong nho khô nguyên thể trong quá trình bảo quản ở 20
nhiệt độ thường
Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thị Hương
Nghiên cứu tác động của dòng chảy đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Bến 27
Tre (Meretrix lyrata) giống
Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Quang Huy
Nghiên cứu thay thế một phần thức ăn tươi sống bằng thức ăn tổng hợp trong nuôi vỗ tôm 33
chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) bố mẹ
Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Phương Toàn, Vũ Văn In
Biến đổi chất lượng Lipid của chả cá làm từ thịt cá Redfish (Sebastes marinus) xay trong 40
quá trình bảo quản lạnh
Trần Thị Huyền, Paulina Elzbieta Wasik
Thiết kế, chế tạo thiết bị đo áp suất cuối kỳ nén có kết nối máy tính phục vụ chẩn đoán tình 49
trạng kỹ thuật của động cơ diesel tàu cá
Phùng Minh Lộc, Mai Đức Nghĩa
Tăng trưởng và phát triển của ấu trùng cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Thunus Thynnus 56
Linnaeus, 1758) sử dụng thức ăn sống Copepoda
Đoàn Xuân Nam
Nghiên cứu mối quan hệ phát sinh loài của sán lá song chủ ký sinh trên cá chẽm (Lates 63
calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại Khánh Hòa
Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, Đỗ Thị Hòa, Đặng Thúy Bình, Phạm Thị Hạnh,
Trương Thị Oanh
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý khai thác thủy sản tại đầm Thủy Triều, Khánh Hòa 71
Nguyễn Thị Nga, Đặng Ngọc Tính
Nghiên cứu chế tạo tiêu radar phản xạ góc dạng lưới kiểu gấp ứng dụng cho tàu đánh cá 79
Trần Tiến Phức
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
Đánh giá khả năng trao đổi nước và trạng thái dinh dưỡng vịnh Vũng Rô (Phú Yên) 87
Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Hữu Huân, Phan Minh Thụ
Nghiên cứu hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa 96
Nguyễn Trọng Thảo, Vũ Kế Nghiệp
Tăng trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix) và ngao Bến Tre (Meretrix 104
lyrata) nuôi trong kênh dẫn nước và nuôi kết hợp với tôm sú (Penaeus monodon) trong ao
tại Quảng Bình
Chu Chí Thiết, Mai Hương, Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Quang Huy
Ứng dụng công nghệ GIS trên thiết bị di động Andrid xây dựng phần mềm hỗ trợ cho tàu 112
cá hoạt động trên biển
Phạm Thị Thu Thúy, Nguyễn Thủy Đoan Trang, Trần Minh Văn, Trần Văn Khánh
Ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu và pH đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian 121
pha cân bằng của tảo Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) nuôi sinh khối
Trần Thị Lê Trang, Lục Minh Diệp
VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI
Một vài trao đổi về đánh giá phát triển bền vững 127
Nguyễn Văn Quỳnh Bôi
2 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG NGUY CƠ VI SINH VẬT
DO TIÊU THỤ THỰC PHẨM Ở CÁC HÀNG QUÁN XUNG QUANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
QUANTITATIVE MICROBIOLOGICAL RISK ASSESSMENT
DUE TO FOOD CONSUMPTION AT THE FOOD STALLS AROUND NHA TRANG UNIVERSITY
Nguyễn Thuần Anh1
Ngày nhận bài: 31/7/2016; Ngày phản biện thông qua: 26/9/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, đánh giá định lượng nguy cơ được thực hiện theo phương pháp xác suất có sử
dụng phần mềm đánh giá nguy cơ @Risk 4.5.6. Mục tiêu của nghiên cứu này là để đưa ra một ước lượng phân
bố xác suất nhiễm vi sinh do ăn thực phẩm tại các hàng quán xung quanh trường đại học Nha Trang. Phơi
nhiễm E.coli, S.aureus và Cl.perfringens được dự đoán theo mô phỏng Montecarlo từ hai dữ liệu của mỗi nhóm
thực phẩm: 1) lượng thức ăn mà sinh viên đã tiêu thụ và 2) mức độ nhiễm E.coli, S.aureus, Cl.perfrigens. Phân
phối của phơi nhiễm thu được từ đầu ra của @risk là đầu vào của mô hình liều - đáp ứng để dự đoán xác suất
của bệnh do tiếp xúc với các nguy cơ vi sinh. Nghiên cứu kết luận rằng nguy cơ cao nhất do một lần phơi nhiễm
với E. coli khi ăn rau là 1.4.10-4. Mức nguy cơ trung bình do một lần phơi nhiễm với các mối nguy vi sinh của
các sinh viên nam cao hơn các sinh viên nữ khi ăn các loại thực phẩm. Nghiên cứu này đã cung cấp dữ liệu để
tránh đánh giá định tính trong quản lý an toàn thực phẩm. Cần dữ liệu là rất cần thiết để thực hiện hai nhiệm
vụ tiếp theo của công tác quản lý an toàn thực phẩm (truyền thông nguy cơ và quản lý nguy cơ) để đảm bảo
sức khỏe của học sinh nói riêng và sức khỏe cộng đồng nói chung.
Từ khóa ...