Danh mục

Tạp chí Khoa học: Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở tỉnh An Giang

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 541.51 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tạp chí Khoa học: Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở tỉnh An Giang được nghiên cứu nhằm phân tích tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân sống ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang; đưa ra kiến nghị cho chiến lược sinh kế của người dân sống ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang. Để nắm vững nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạp chí Khoa học: Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở tỉnh An GiangTạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 1 – 7Trường Đại học An GiangTÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN LỢI THỦY SẢN ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN DỄ BỊTỔN THƯƠNG Ở TỈNH AN GIANGPhạm Xuân Phú1ABSTRACTThe study was carried out in Phu Loc, Tan Chau district and Khanh An, An Phu district, An Giang province toassess impacts of aquatic resources on livelihood of vulnerable people. The study also sought solutions forsustainable livelihood of local people. The quantitative and qualitative methods were used for surveys: indepth interview (for local authorities and local people), focus group discussions, and questionnaires. Theresults showed that people who lived along the river are poor, education-low, landless, and dependent onnatural resources that their income resources were from natural fish exploitation and hired work; therefore,fish reduction resulted in their reduction of employment opportunity and income that caused their lifeunstable. About 30.35% interviewed households in Khanh An commune, and 20.25% in Phu Loc wanted tochange their job. Approximately 69.65% of interviewed households in Khanh An and 79.75% in Phu Locmaintained their current jobs due to familiarity to fish exploitation, unavailable funds, no land, and noproduction facilities.Keywords: An Giang, Khanh An, natural aquatic resources, Phu Loc, livelihoodTitle: Impact of aquatic resources on livelihood of vulnerable people in An Giang provinceTÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang. Mụcđích của nghiên cứu phân tích tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở 2xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang. Từ đó, đưa ra kiến nghị cho chiến lượcsinh kế của người dân sống ở vùng nghiên cứu được hiệu quả và bền vững. Các thông tin được thu thập bằngcách kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dânsống ven sông là những người nghèo, trình độ học vấn thấp, sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên;vì không có đất sản xuất nên thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên và đi làm thuê.Chính vì vậy, khi nguồn lợi thủy sản giảm đã ảnh hưởng đến sinh kế của họ như giảm cơ hội việc làm, giảmthu nhập, đời sống của họ trở nên bấp bênh. Có đến 30,35% hộ gia đình được phỏng vấn ở Khánh An và20,25% hộ gia đình được phỏng vấn ở Phú Lộc muốn thay đổi nghề nghiệp. Mặc dầu sinh kế phụ thuộc vàonguồn lợi thủy sản tự nhiên nhưng có đến 69,65% hộ được phỏng vấn ở xã Khánh An và 79,75% hộ ở xã PhúLộc vẫn tiếp tục với nghề khai thác thủy sản tự nhiên. Nguyên nhân là do họ đã quen với việc kiếm sống từkhai thác thủy sản tự nhiên, thêm vào đó, điều kiện gia đình không có vốn, không đất đai và các phương tiệnsản xuất khác làm cho họ không thể chuyển sang nghề khác.Từ khóa: An Giang, Khánh An, nguồn lợi thủy sản, Phú Lộc, sinh kế1. ĐẶT VẤN ĐỀĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí và vai trò quan trọng, là vựa lúa lớn nhất của ViệtNam, không chỉ đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn đảm bảo hàng xuất khẩu, nhất là lúagạo và thủy hải sản. Đặc điểm nổi bật của ĐBSCL là một vùng được hình thành bởi tác động củamôi trường sông Mê Công và biển Đông, do đó là vùng sinh thái ngập nước có khí hậu nhiệt đới, giómùa. Do đó, nơi đây hầu như năm nào cũng xảy ra lũ lụt, có những trận lũ với cường suất lớn, gâythiệt hại nặng nề về người và của (Nguyễn Đình Huấn, 2003). Lũ lụt ở ĐBSCL đã trải qua hàng1ThS. Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại Học An GiangEmail: pxphu@agu.edu.vn1Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 1 – 7Trường Đại học An Giangngàn năm, trở thành hiện tượng tự nhiên. Bên cạnh những thiệt hại về người và của, lũ lụt là lợi thếtự nhiên để tháo chua, rửa phèn, và bồi đắp phù sa, tạo ra sự màu mỡ cho vùng đất này (Đào CôngTiến, 2002). Vì vậy, “sống chung với lũ” vừa là đặc điểm riêng, vừa là nhu cầu tất yếu khách quancủa người dân ĐBSCL (Oxfam, 2008). Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của ViệtNam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khá cao và ổn định; trung bình năm khoảng270C, biên độ trung bình hằng năm 300C (Lê Văn Hạnh, 2013). Do địa hình của khu vực thấp vànằm ở vùng hạ nguồn sông Mê Công nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ, xâm nhập mặn, hạn hánhàng năm do tác động của biến đổi khí hậu và việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn đãlàm thay đổi lưu lượng dòng chảy và lượng nước lũ đổ về khu vực này ảnh hưởng đến tính quy luậtcủa lũ, xâm nhập mặn, hạn hán hàng năm (Ủy ban liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu, 2007).Tuy nhiên, từ sau năm 2000 trở lại đây, mực nước lũ đo được ở hai nhánh của sông Mê Công đổ vàoViệt Nam là sông Tiền và sông Hậu thấp dần. Dù vậy, chưa năm nào mực nước lũ thấp ở mức kỷ lụcnhư năm 2010, dưới 1m so với mức lũ trung bình hằn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: