Tây Sơn bình Gia định 3Nguyên Nguyễn Phúc Ánh có quen cùng hai giáo sĩ Cơ Ðốc Tây Phương là Linh mục Ly-ô (Liot), người Bồ Ðào Nha, và Giám mục Bá Ða Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine Evêque dAdran), người Pháp, trước kia truyền giáo ở Gia Ðịnh, sau chạy sang Săn Ta Buôn (Chantabuon) ở Xiêm La lập giáo sở. Phúc Ánh bắt liên lạc cùng hai nhà truyền giáo ấy, nhờ Linh mục Bồ Ðào Nha mua lương thực và Giám mục Bá Ða Lộc sang cầu viện nước Pháp. Phúc Ánh hứa bằng giấy tờ, sẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tây Sơn bình Gia định 3 Tây Sơn bình Gia định 3Nguyên Nguyễn Phúc Ánh có quen cùng hai giáo sĩ Cơ Ðốc Tây Phương là Linhmục Ly-ô (Liot), người Bồ Ðào Nha, và Giám mục Bá Ða Lộc (Pierre Pigneau deBéhaine Evêque dAdran), người Pháp, trước kia truyền giáo ở Gia Ðịnh, sau chạysang Săn Ta Buôn (Chantabuon) ở Xiêm La lập giáo sở. Phúc Ánh bắt liên lạccùng hai nhà truyền giáo ấy, nhờ Linh mục Bồ Ðào Nha mua lương thực và Giámmục Bá Ða Lộc sang cầu viện nước Pháp. Phúc Ánh hứa bằng giấy tờ, sẽ cắt đấtnhượng cho nước Pháp, và để cho người Pháp được đặc quyền vào buôn bán ởViệt Nam sau khi chiến thắng. Con trai đầu của Phúc Ánh là Hoàng Tử Cảnh theoBá Ða Lộc làm con tin.Giám mục chưa kịp xuống tàu sang Pháp thì Phúc Ánh được mật thư của ChâuVăn Tiếp mời sang Vọng Các (Bangkok) hội kiến cùng Vua Xiêm.Nguyễn Phúc Ánh sang Xiêm vào khoảng tháng giêng năm Giáp Thìn (1784).Vua Xiêm tiếp đãi nồng hậu.Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều Vua Chất Trị (Chakkri) đương lúc thịnhvượng và đang nuôi tham vọng nuốt Chân Lạpvà Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ.Ðược Nguyễn Phúc Ánh xin cứu viện, Vua Xiêm chụp ngay cơ hội tốt.Ðể chuẩn bị cuộc xâm lăng, Vua Xiêm giúp Phúc Ánh tổ chức một đạo binh gồmđám tàn quân và bọn người Việt lưu vong trên dưới nghìn người do Châu VănTiếp làm Ðại Ðô Ðốc và Mạc Tử Sinh làm Tham Tướng.Mùa hạ năm Giáp Thìn (1784), Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướngvà Chiêu Sương làm tiên phong, thống lĩnh hai vạn thủy quân và 300 chiếnthuyền, hợp cùng đạo quân của Phúc Ánh từ Vọng Các vượt biển sang Gia Ðịnh.Ðồng thời nhà vua lại phái hai tướng là Lục Côn và Sa Uyển cùng với Chiêu ThùyBiện, một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm, đem hai đạo binh trên 3 vạn người, tiếnsang Chân Lạp rồi từ đó kéo xuống Gia Ðịnh phối hợp cùng thủy binh của ChiêuTăng và Chiêu Sương.Châu Văn Tiếp đã thuộc được lối và biết rõ các nơi hiểm yếu ở Gia Ðịnh, nên dẫnquân đi trước.Thủy quân Xiêm đổ bộ lên Rạch Giá.Bộ binh Xiêm đánh xuống Châu Ðốc.Ðể phòng ngự mặt biển và mặt sông, thời chúa Nguyễn, Nguyễn Cư Trinh đã lậpra 5 đạo là Tân Châu Ðạo ở Cù Lao Giêng thuộc Tiền Giang, Châu Ðốc Ðạo ởHậu Giang sát biên giới Chân Lạp, Ðông Khấu Ðạo ở Sa Ðéc, Kiên Giang Ðạo ởRạch Giá và An Xuyên Ðạo ở Cà Mau.Quân Xiêm kéo vào Gia Ðịnh một cách rầm rộ.Trấn thủ Gia Ðịnh là Trương Văn Ða thấy sức giặc quá mạnh, ra lệnh cho các nơivừa chận đánh vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng.Quân Tây Sơn giữ đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Châu Ðốc ở biên cương rútvề Cần Thơ. Quân giặc đuổi theo. Quân Tây Sơn theo bờ sông Hậu Giang lui dầnxuống Ba Thắc.Ba Thắc (Srok Pra-sak) là một vùng rộng lớn bao trùm Sóc Trăng, Bạc Liêu... Dâncư phần đông là người Cao Miên. Ðất đai phần lớn là rừng và bưng biền nướcngập.Quân Xiêm đuổi đến Ba Thắc bị quân Tây Sơn phục kích đánh cho một trận tơibời phải thối lui. Quân Tây Sơn thừa thế vượt sông Hậu Giang sang Trà Ôn để rồilui về Ðông Khấu Ðạo ở Sa Ðéc. Quân đóng ở An Xuyên Ðạo (Cà Mau) bị cô thếcũng rút về Trà Ôn. Giặc lại đuổi theo... Nhưng đến Man Thiếc (Mânthít) thuộcVĩnh Long thì gặp đạo quân của Trương Văn Ða từ Sa Ðéc kéo xuống đánh kịchliệt. Châu Văn Tiếp bị Trương Văn Ða chém chết. Quân giặc rút lui xuống Trà Cú.Nhưng Trương Văn Ða liệu thế không thắng nổi giặc bèn bỏ vùng đất miền Tây vềphía hữu ngạn sông Tiền Giang, kéo đại binh về đóng ở Mỹ Tho.Vì mất người hướng đạo là Châu Văn Tiếp, giặc không dám sang sông, lấy ÐôngKhấu Ðạo ở Sa Ðéc làm Tổng Hành dinh .Sau trận kịch chiến ở Man Thiếc vào khoảng trung tuần tháng 10 năm Giáp Thìn(tháng 11/1784) có vài trận nhỏ kế tiếp, đáng kể là trận tháng 11 năm Giáp Thìn(tháng 12 năm 1784) tại đồn Ba Lai ở giữa Ðịnh Tường và Vĩnh Long. Chỉ huytrận này là Ðặng Văn Lương, người Ðịnh Tường, theo Phúc Ánh làm tới chứcChưởng Cơ và Lê Văn Quân cũng người Ðịnh Tường, theo Phúc Ánh làm đếnchức Ðô Ðốc. Ðô Ðốc lên thay Châu Văn Tiếp làm Tổng Nhung. Họ Ðặng và họLê cậy mình là người địa phương thông thạo đường lối, đương tính đem quân đánhúp quân Tây Sơn. Chẳng ngờ bên Tây Sơn đã phòng bị trước, cho phục binh ởngoài, đợi quân Nguyễn vào đồn rồi trong đánh ra ngoài đánh vô. Khí thế quânTây Sơn rất mạnh, quân Nguyễn không chống nổi bị giết gần hết. Ðặng VănLương bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Kim chém chết. Lê Văn Quân bị Lê VănKế đánh trọng thương, chạy thóat nhưng phẫn uất mà tự sát.Từ đó quân Xiêm - Nguyễn đóng yên một chỗ.Trương Văn Ða với số quân không quá 10 nghìn, phải tận lực giữ vững nửa phầnđất còn lại ở phía Ðông từ Tiền Giang trở ra. Vùng đất phía Tây từ Tiền Giang,Hậu giang trở vô đều thuộc quyền kiểm soát của quân Xiêm - Nguyễn.Chiếm được nửa phần đất Gia Ðịnh, tướng sĩ Xiêm sanh ra kiêu căng. Chúng xemthường quân Tây Sơn, khinh mạn Phúc Ánh, không lo chiến đấu mà chỉ lo tìmcách cướp bóc của cải, hãm hiếp phụ nữ, sát hại những người Việt Nam t ...