Danh mục

Tây Sơn xưng vương 1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.58 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tây Sơn xưng vương 1Thanh toán xong Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần và Ðông Cung Nguyễn Phúc Dương thì mặt Nam gọi là tạm yên. Còn mặt Bắc. Tháng chạp năm Ất Mùi (1775) Hoàng Ngũ Phúc đóng tại Châu Ổ (Quảng Nam), được chúa Trịnh cho rút về Thuận Hóa. Ðến Phú Xuân thì chết, Chúa Trịnh sai Bùi Thế Ðạt vào thay và cho Lê Quý Ðôn làm Tham Thị vào cùng giữ Thuận Hóa. Từ ấy Quảng Nam thuộc về Tây Sơn. Hai cựu thần của nhà Nguyễn là Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân nổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tây Sơn xưng vương 1 Tây Sơn xưng vương 1Thanh toán xong Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần và Ðông Cung Nguyễn PhúcDương thì mặt Nam gọi là tạm yên.Còn mặt Bắc. Tháng chạp năm Ất Mùi (1775) Hoàng Ngũ Phúc đóng tại Châu Ổ(Quảng Nam), được chúa Trịnh cho rút về Thuận Hóa. Ðến Phú Xuân thì chết,Chúa Trịnh sai Bùi Thế Ðạt vào thay và cho Lê Quý Ðôn làm Tham Thị vào cùnggiữ Thuận Hóa.Từ ấy Quảng Nam thuộc về Tây Sơn.Hai cựu thần của nhà Nguyễn là Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân nổi dậy chốngTây Sơn, đánh lấy phủ Thăng Bình và phủ Ðiện Bàn .Tây Sơn Vương liền sai Ðặng Xuân Phong đi đánh dẹp. Ðặng Xuân Phong nguyênlà người Dõng Hòa thuộc Tây Sơn Hạ (Bình Khê), sức mạnh võ giỏi lại có tài cưỡingựa bắn cung, nhưng tánh ưa nhàn tản, nên không hưởng ứng lời chiêu mộ củaTây Sơn Vương.Một hôm nữ tướng Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, chợt thấy mộttráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cỡi ngựa ô, từ Thuận Nghĩa chạylên Phú Lạc[39], thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Nữ tướng lấylàm lạ, theo dò xem. Ðến Trưng Sơn, tráng sĩ cho ngựa lên núi. Ðường núi gậpghềnh mà ngựa chạy như nơi bình địa. Ngựa chạy quanh quất hồi lâu rồi mới dừnglại nơi khoanh đất bằng và rộng nằm ở lưng chừng núi. Chợt một bầy quạ bayngang, tráng sĩ liền trương cung bắn liên tiếp hai phát: hai con quạ rơi xuống nhưhai quả chín cây. Rồi tráng sĩ xuống tháo c ương cho ngựa đi ăn. Ðoạn xăn tay múacôn. Tiếng gió vun vút. Khí lạnh ớn người. Diễn liên tiếp mấy bài mà khí sắckhông đổi. Tráng sĩ lên núi lúc mới tảng sáng. Mặt trời lên quá sào thì thắng ngựatrở về.Nữ tướng khen thầm:Thật là một dũng sĩ !Và tự trách:Anh tài ở trước mặt mà bấy lâu mình có mắt cũng như không!Dò biết được lai lịch của tráng sĩ Ðặng Xuân Phong và Trưng Sơn là nơi tráng sĩthường đến tập luyện, nữ tướng liền về chiến khu, rồi cùng Ðại Tổng Lý Vũ ÐìnhTú xuống Dõng Hòa mời họ Ðặng tham gia đại sự. Lạ gì thanh khí lẽ hằng. Khôngđợi thuyết phục, họ Ðặng hưởng ứng ngay lời mời của họ Võ họ Bùi.Ðặng Xuân Phong liền đ ược tiến cử lên Vua Tây Sơn, và được đi đánh dẹp QuảngNam để lập công.Không phải dùng nhiều công sức, Ðặng Xuân Phong mới xáp chiến trận đầu là lấyngay được Thăng Bình rồi Ðiện Bàn. Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân đều tửtrận.Quảng Nam được dẹp yên, Tây Sơn Vương gọi Nguyễn Văn Xuân ở Quảng Nghĩavề Qui Nhơn cử Ðặng Xuân Phong thay thế, và cử nguyễn Văn Tuyết[40] ra trấnthủ Quảng Nam, cùng họ Ðặng làm răng môi giữ gìn mặt Bắc.Bắc Nam được yên ổn, Tây Sơn Vương đổi thành Minh Ðức Vương và cho sửa lạithành Qui Nhơn[41].Thành Qui Nhơn tức là thành Ðồ Bàn cũ của Chiêm Thành.Thành nằm trên dãy gò sỏi thuộc hai thôn Nam An và Bắc Thuận thuộc huyện TuyViễn (tức An Nhơn ngày nay). Ðịa thế rất lợi về mặt chiến thủ.Thành do Vua Chiêm Thành là Xá Lợi Ðà Bàn Ngô Nhật Hoan (Indravarman IV)xây vào thế kỷ thứ X. Tường bằng gạch và đá ong. Mặt hướng vào Nam, chu vihơn 10 dặm, có bốn cửa. Bên ngoài có dãy Kim Sơn che phía tây, có núi Long Cốtlàm tiền án và gò Thâïp Tháp yểm hậu. Bốn nhánh sông Côn hội nước ở Lý Nhơn,tạo thành cái thế nước chảy bao quanh, nhờ thế mà hào thành không bao giờ khôcạn. Ngoài xa nữa, khắp bốn mặt lại có núi non trùng điệp, biển nước mênh mông,triều ủng. Như phía Bắc có các núi Sa Lung, Cung Quăng, Thạch Ðê... làm bìnhphong ngăn từ xa, và núi Phú Cũ, Hải Lương (tức Ðèo Nhông), Ô Phi làm bìnhphong thứ hai ở mặt Bắc. Phía Nam có trấn sơn Phước An và An Tượng cùngnhiều núi nối tiếp rất hiểm trở. Phía Tây có núi Hương Sơn với ba ngọn tháp nơigò Dương Long rất tráng lệ. Phía đông có đầm Hải hạc chu vi trên 9.000 trượng,với núi Tháp Thầy, Bãi Nhạn, Gành Hổ, rừng Hoàng Giản có thể đồn binh ngăngiặc. Và đầm Thị Nại với dãy núi Triều Châu, một dãy cát trắng vun cao chất ngất,thỉnh thoảng nhô lên những ngọn núi đá, chạy từ Cách Thử đến Phương Mai làmũi đá làm cánh cửa của biển Thị Nại.Nhờ địa thế của thành Ðồ Bàn mà Chiêm Thành đã ngăn chặn được ngoại bangvào xâm nhập bờ cõi. Mãi đến thế kỷ thứ XV, năm Canh Thìn (1470) Vua Chiêmlà Trà Toàn gây sự, Vua Lê Thánh Tông mới cử binh vào đánh. Ðịa thế tuy hiểm,thành trì tuy kiên cố, song nhuệ khí của quân Chiêm lúc bấy giờ đã nhụt, nên VuaLê chỉ mấy hôm công phá đã hạ được thành và bắt sống được Trà Toàn.Vua Lê Thánh Tông đổi tên Ðồ Bàn thành Hoài Nhân.Chúa Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài Nhân thành Quy Nhơn (1605).Chúa Nguyễn Phúc Tần đổi Quy Nhơn làm Quy Ninh (1651).Chúa Nguyễn Phúc Khoát lại lấy lại tên Quy Nhơn (1741).Từ 1741 cho đến năm 1776 là năm tu bổ lại, tên thành không thay đổi.Nhà Tây Sơn cho mở rộng quy mô. Trước kia chu vi thành chỉ có 10 dặm. Nay mởthêm mặt đông, chu vi nới rộng ra thành 15 dặm. Xây toàn đá ong, cao 1 trượng 4thước và dày 2 trượng. Trước chỉ có 4 cửa. Nay mở thêm một cửa nơi mặt thànhphía nam, khoảng mới xây thêm, và gọi là Tân Môn. Còn c ửa Nam Môn cũ gọi làVệ Môn. Trong thành đắp nhiều thổ môn đặt giàn súng, dùn ...

Tài liệu được xem nhiều: